Chiến dịch truyền thông cho người chuyển giới nữ để phòng, chống HIV/AIDS
- Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp – khó khăn cho việc phòng chống HIV
- Dự án phòng, chống HIV/AIDS trị giá 26 triệu USD
- Việt Nam vẫn rất cần mối quan hệ hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS tại các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc
- Cục phòng, chống HIV/AIDS yêu cầu không cấp phát thuốc Methadone cho bệnh nhân về nhà
- Huy động nguồn lực tư nhân vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Đây là lần đầu tiên có sáng kiến dành cho người chuyển giới nữ tại Việt Nam, nhằm cung cấp thông tin dịch vụ y tế cho người chuyển giới nữ, đào tạo nhân viên chăm sóc y tế để cung cấp các dịch vụ cho người chuyển giới phù hợp và giới thiệu thêm giải pháp để người chuyển giới nữ vận động cho các nhu cầu của họ.
TS. Hoàng Đình Cảnh kêu gọi người chuyển giới sống đúng là mình |
Cuộc tọa đàm của các chuyên gia trong nước và quốc tế về HIV/AIDS tại buổi lễ đã chỉ ra, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người chuyển giới nữ là rào cản trong việc phòng chống HIV. Trên thế giới, khoảng 19% người chuyển giới nữ đang sống với HIV, và so với dân số chung, tỷ lệ người chuyển giới nữ sống chung với HIV cao hơn 49 lần.
Một nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 18% người chuyển giới nữ nhiễm HIV và mắc bệnh giang mai, trong khi đó một nghiên cứu của USAID/PATH năm 2016 cho thấy chỉ có 46% người chuyển giới nữ tham gia bảo hiểm y tế.
TS. Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS Việt Nam nhấn mạnh: “Tiếp cận với các công cụ dự phòng HIV thiết yếu và có tính sáng tạo như xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm HIV, dự phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm HIV (PrEP and PEP), sử dụng bao cao su là yếu tố quan trọng để loại trừ HIV ở Việt Nam.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ nhận thức và sử dụng các công cụ dự phòng HIV này trong cộng đồng chuyển giới rất thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy một khi được biết thông tin thì phụ nữ chuyển giới sẵn sàng sử dụng và ở một mức độ nào đó, sẵn sàng chi trả cho xét nghiệm HIV và PrEP.
Do đó, “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống!” là một chiến dịch thực sự cần thiết để truyền cảm hứng cho người chuyển giới nữ sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tự hào về chính mình, đồng thời chủ động giải quyết vấn đề HIV trong nhóm những người có nguy cơ cao.”
Ông Cảnh cũng cho biết thêm, chiến dịch “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống!” sẽ được lan tỏa trên trang Facebook Cô Nàng Gợi Cảm được áp dụng kinh nghiệm của dự án Healthy Markets trong việc thúc đẩy sự phát triển của các mạng xã hội.
Các chuyên gia trao đổi về việc kiểm soát HIV/AIDS thông qua động viên người chuyển giới nữ sống đúng là mình |
Cô Nàng Gợi Cảm sẽ mang đến một diễn đàn mở để cung cấp thông tin và trao đổi về tình dục an toàn, HIV và các dịch vụ sức khỏe khác. Truyền thông trực tuyến sẽ được mở rộng sang các hoạt động cung cấp dịch vụ HIV trực tiếp thông qua phối hợp với các phòng khám cung cấp dịch vụ thân thiện cho người chuyển giới nữ và do các tổ chức dân dự xã hội do người chuyển giới nữ lãnh đạo.
TS. Kimberly Green-Giám đốc Dự án Healthy Markets cho biết chiến dịch “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống” nhằm vận động và thúc đẩy sự tiếp cận công bằng đến các dịch vụ HIV và các dịch vụ y tế khác cho người chuyển giới nữ.”
TS. John Eyres- Giám đốc Phòng Y tế, USAID đánh giá chiến dịch “Hạnh phúc là mình. Tin yêu cuộc sống! thực sự là một bước tiến đột phá ở Việt Nam, để tiếp cận và giải quyết vấn đề bất bình đẳng liên quan tới các dịch vụ và nguy cơ lây nhiễm HIV.
Chiến dịch thu hút nhiều đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia |
Cùng với khởi động chiến dịch truyền thông động viên người chuyển giới nữ quan tâm đến việc phòng, chống HIV, Mạng lưới Người chuyển giới Việt Nam cũng ra mắt biểu tượng cánh bướm.