Theo các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, khi tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên sẽ giúp phát huy nguồn lực trong toàn xã hội, từ đó tạo thêm động lực để thúc đẩy đất nước phát triển và giàu mạnh.
Theo các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, khi tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên sẽ giúp phát huy nguồn lực trong toàn xã hội, từ đó tạo thêm động lực để thúc đẩy đất nước phát triển và giàu mạnh.
Nhiều năm qua, những sự kiện chính trị lớn của đất nước được đông đảo người dân quan tâm, nhất là dịp diễn ra Đại hội Đảng và các kỳ họp Trung ương có liên quan đến công tác nhân sự lãnh đạo cấp cao...
Tham nhũng, một căn bệnh xã hội, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Nam đã và đang đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống tham nhũng, từ nội tại đến hợp tác quốc tế, mang lại niềm tin mới cho người dân. Những kết quả này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, thúc đẩy cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2/2025.
Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhân dân và dư luận.
Nói về sự cần thiết, bắt buộc phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều đảng viên, cán bộ, nhân dân đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, coi đây là một “cuộc cách mạng” quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn…
Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng Công an nhân dân (CAND) là quá trình phát triển có tính lịch sử, khách quan, luôn đảm bảo tính kế thừa, sau mỗi lần cải cách kiện toàn càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ. Trong đó, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là cuộc “cách mạng” lớn, toàn diện, thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu, chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; cách thức tiến hành thận trọng, bài bản, khoa học, khách quan; tạo tiền đề quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các mặt công tác Công an.
Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 9 chương, 50 điều. Nội dung của luật không chỉ liên quan đến 1,6 triệu nhà giáo hiện tại mà còn tác động tới sự phát triển đội ngũ nhà giáo trong tương lai nên đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của không chỉ đội ngũ giáo viên mà của cả xã hội.
Thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham những, kinh tế là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong điều tra, xử lý vụ án. Việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn góp phần chống lãng phí, tạo thêm những nguồn lực to lớn giúp đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới.
LTS: Ngay sau khi chỉ ra điểm nghẽn lớn nhất là điểm nghẽn thể chế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu bật nhiệm vụ tinh gọn bộ máy, tinh gọn thủ tục. Có thể nói, phát súng lệnh đã điểm, và bây giờ là nhiệm vụ của thực hành.
Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 21/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn nêu ra những bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành; trong đó có 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng, nhân lực và thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Những ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm đã "đụng" đến một vấn đề mà bấy lâu nay hầu như không mấy ai dám nhắc tới hoặc có đề cập đến thì cũng chỉ là "nói cho có"...
Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, hợp nhất các đầu mối có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, xây dựng các bộ đa ngành, đa lĩnh vực... là vấn đề cấp thiết và đã được thực hiện ở nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa như kỳ vọng và câu chuyện tách ra, nhập vào, nơi làm, nơi nghe ngóng... vẫn kéo dài, gây nhiều hệ lụy.
Để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc vận hành tuyến Metro số 1, UBND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Thường trực HĐND thành phố xây dựng Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho hoạt động của xe buýt và tàu điện…
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, từ ngày 1/1/2025, Thủ đô Hà Nội sẽ chính thức vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp 109 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, hình thành 56 ĐVHC cấp xã mới (33 xã, 23 phường), giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã (38 xã, 15 phường) so với hiện nay. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội liên quan đến câu chuyện về công tác tổ chức cán bộ, giải quyết số trụ sở dôi dư cũng như hỗ trợ người dân tại các ĐVHC sắp xếp để tránh xáo trộn cuộc sống sau sáp nhập.
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024, tổ chức vào trung tuần tháng 11/2024, với chủ đề “Con người. Doanh nghiệp. Thịnh vượng”, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh: Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
Bộ máy hành chính của chúng ta quá cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực là chuyện ai cũng biết từ rất lâu. Đã có nhiều nghị quyết, kế hoạch, biện pháp về tổ chức nhằm giảm biên chế, giảm các cơ quan không thực sự cần thiết, thậm chí còn gây khó khăn, phiền nhiễu dân... Nhưng, dường như mỗi lần “giảm biên chế” thì lại “thêm ghế nhà ăn”.
Trong bài biết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ tác hại của tình trạng lãng phí, những biểu hiện lãng phí hiện nay, nguyên nhân và các giải pháp ngăn chặn. “Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.