Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa đưa ra cảnh báo, một số đối tượng sử dụng logo, tên của Cục và Amazon Global Selling Việt Nam để lừa đảo doanh nghiệp và người dân.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa đưa ra cảnh báo, một số đối tượng sử dụng logo, tên của Cục và Amazon Global Selling Việt Nam để lừa đảo doanh nghiệp và người dân.
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Trước thực trạng trên, Bộ TT&TT đã sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ người dùng, trong đó, Bộ đã chuyển hơn 30 nghìn phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị chức năng của Bộ Công an để phối hợp xử lý.
Để phòng tránh hình thức lừa đảo bằng mã QR, một hình thức ngày càng phổ biến và có tốc độ gia tăng nhanh chóng, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến nghị người dùng đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng, hoặc được gửi qua mạng xã hội, email.
Nhân sự kiện hãng Apple ra mắt mẫu điện thoại iPhone 15 vào ngày 13/9, trên facebook đã xuất hiện hàng trăm bài viết nhận đặt cọc mẫu iPhone mới với hình ảnh, cấu hình, giá bán của từng phiên bản, cam kết có máy ngay trong tháng 9 này nhằm thu hút người đặt cọc. Tuy nhiên, việc nhận đặt cọc ngay từ bây giờ tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Gần đây, Công an Thừa Thiên Huế đã liên tiếp xử lý nhiều trường hợp đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (MXH) Facebook. Điều đáng nói, việc đăng tải thông tin của các đối tượng đã gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng thực thi công vụ.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) lấy ý kiến nhân dân và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 10/2023. Đáng chú ý, các điểm mới bổ sung trong dự thảo Nghị định đều hướng tới việc mạnh tay hơn với các hành vi vi phạm, đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ người dùng trên không gian mạng.
Các chuyên gia an toàn thông tin khuyến cáo người dùng nên thận trọng bởi việc cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lộ lọt dữ liệu cá nhân, thậm chí có thể trở thành công cụ cho kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tiến hành đối soát với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Bộ TT&TT đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Sau khi thông báo, đã có 7,15 triệu thuê bao tiến hành chuẩn hóa lại thông tin. Đến nay, các doanh nghiệp viễn thông đã loại bỏ 12,5 triệu SIM không chính chủ trên hệ thống.
Từ đầu năm đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao Công an Vĩnh Long đã tiếp nhận 18 tin báo, tố giác liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, với tổng số tiền trên 18 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã xác minh, khởi tố 2 vụ, 2 bị can với số tiền thiệt hại hơn 528 triệu đồng.
Cơ quan Công an cho biết, hiện xuất hiện thủ đoạn của các đối tượng sử dụng số điện thoại giới thiệu là Công an địa phương nơi thường trú của nạn nhân để hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Chiều 6/9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức họp báo định kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và Thứ trưởng Phạm Đức Long. Tại buổi họp báo, Bộ TT&TT đã cung cấp nhiều thông tin, số liệu mới về việc chặn lọc SIM rác, SIM không chính chủ và các giải pháp ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo.
Một số đối tượng giả danh cán bộ cơ quan chức năng vận động người dân kích hoạt định danh điện tử để lấy mã OTP nhằm chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân…
Công an quận Long Biên (Hà Nội) ngày 2/9 cho biết đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt gần 100 triệu đồng.
Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 là thời điểm các thế lực thù địch, phản động, tin tặc sẽ lợi dụng để gia tăng các cuộc tấn công mạng nhằm phá hoại, chống phá Đảng và Nhà nước.
Ngày 23/8, Hệ thống giám sát và cảnh báo mã độc của Bkav đã ghi nhận số lượng máy tính nhiễm mã độc Fabookie tăng đột biến. Cụ thể, trong tháng 7/2023, hơn 100.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc Fabookie, chuyên đánh cắp tài khoản Facebook Bussiness.
Nếu như trước đây các hacker thường sử dụng những thủ đoạn như cài virus, trojan, keylogger… vào máy tính cá nhân, laptop nhằm ăn cắp thông tin, dữ liệu phục vụ cho các mục đích xấu thì hiện nay nổi lên một thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Đó là dụ người dùng cài đặt các app (ứng dụng) giả mạo vào điện thoại di động rồi chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Công ty an ninh mạng Threat Fabric đã cảnh báo từ đầu năm 2023 về sự tấn công trở lại của mã độc Xenomorph trên điện thoại Android, nhằm mục tiêu chiếm quyền điều khiển điện thoại để đánh cắp thông tin trong các ứng dụng ngân hàng điện tử.