Thải độc cơ thể để phòng tránh ung thư
- Xót xa người vợ bị chồng bỏ rơi vì mắc bệnh ung thư di căn
- Mục sở thị "thần y" chữa bệnh ung thư bằng thuốc tự chế và niệm thần chú
- Gánh nặng từ bệnh ung thư ngày càng tăng: Ai sẽ chi trả?
- Nỗi lo ở xã có nhiều người chết vì bệnh ung thư1
- Có thể phòng được 30% bệnh ung thư
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, mỗi năm có gần 80.000 người chết và 150.00 người mắc mới ung thư đều do 4 nguyên nhân chính: 35% do thực phẩm chưa an toàn, 30% do thuốc lá, di truyền từ 5-10 % và còn lại là các nguyên nhân khác.
GS.TS Nguyễn Bá Đức nhấn mạnh vai trò của phòng bệnh ung thư |
Dự báo, con số này sẽ gia tăng lên 200.000 ca vào năm 2020. Số tiền bảo hiểm y tế Việt Nam phải chi trả cho điều trị ung thư năm 2013 tới 16 triệu USD. Vì vậy, những giải pháp dự phòng và tầm soát ung thư sớm ở Việt Nam là rất cần thiết để điều trị hiệu quả và hạn chế tử vong.
PGS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học dự phòng cũng cho biết: Xu hướng các can thiệp dự phòng ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào các yếu tố: Các kiến thức về gen của con người và công nghệ sinh học trong xử lý và điều chỉnh các gen gây ung thư.
TS.BS Rudy Simons trình bày báo cáo về vai trò của thải độc cơ thế |
Yếu tố thứ hai sẽ nhấn mạnh vào công tác tầm soát phát hiện sớm và một xu hướng mới đang được quan tâm tại các nước đang phát triển là bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt hoạt chất Sulforaphane, có tác dụng tăng cường đào thải độc tố bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của độc tố.
Đặc biệt, trong báo cáo “Giải pháp đánh thức hệ thống thải độc từ Thụy Sĩ giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tật”, TS.BS Rudy Simons cho hay: “Bình thường hệ thống thải độc cơ thể mới chỉ hoạt động khoảng 40% công suất, trong khi độc tố thì ngày càng nhiều từ các nguồn nên việc thúc đẩy và kích hoạt hệ thống thải độc hoạt động tối đa là một việc làm rất quan trọng”.
PGS.TS Lê Thị Hương trình bày sự cần thiết của tăng cường đào thải độc |
Trong bối cảnh vấn nạn độc tố từ thực phẩm bẩn, môi trường và nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, giải pháp kích hoạt hệ thống thải độc làm việc tối đa công suất thực sự cần thiết, giúp đào thải kịp thời các độc tố để tránh nguy cơ ung thư và bệnh tật.
Năm 1992, GS. Talalay cùng cộng sự ở Đại học Y Jonhs Hopkin đã tìm ra hoạt chất Sulforaphane giúp kích hoạt cùng lúc 200 gen bảo vệ tế bào, thúc đẩy hoạt động hệ thống hàng rào bảo vệ cơ thể. Đây là 1 trong 100 sự kiện nổi bật của thế kỉ 20. Sau 3 lần được vinh danh trên tạp chí New York Times, nghiên cứu của GS. Paul Talalay và cộng sự đã tạo nên tiền đề quan trọng để nhân loại có thể ứng dụng vào thực tiễn phòng ngừa ung bướu.
Phòng ngừa để ung thư không còn là niềm tuyệt vọng |
Để hoàn thành việc này, các nhà khoa học đã đi thêm một bước nữa bằng áp dụng công nghệ chiết lạnh siêu tới hạn, không những giữ nguyên hoạt tính mà còn giúp chiết tối đa lượng hoạt chất Sulforaphane có trong hạt mầm bông cải xanh. Công trình được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ và được chuyển giao cho Frutarom Thụy Sĩ với tên gọi BroccoRaphanin. Sau đó Broccoraphanin đã trở thành nguồn nguyên liệu quý của gần 20 quốc gia, trong đó, có Việt Nam.
Ông Rudy nhấn mạnh: Việc thải độc cơ thể đã được các nước phát triển quan tâm từ 2 thập kỷ trước với việc đánh thức hệ thống thải độc cơ bằng bổ sung hoạt chất BroccoRaphanin, giúp cơ thể tự sản sinh lượng Glutathione lên 240%, tăng khả năng thải độc cơ thể lên nhiều lần, tránh nguy cơ nhiễm độc tế bào, ngăn ngừa ung bướu và các bệnh mãn tính.
Tại hội thảo, Frutarom Thụy Sỹ đã lựa chọn CVI là đơn vị duy nhất tại Việt Nam để ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Broccoraphanin thành sản phẩm thải độc cơ thể bảo vệ tế bào chuyên biệt DetoxGreen. Đây là một sự kiện quan trọng trong hợp tác về y dược học giữa Việt Nam và Thụy Sỹ, mở ra cơ hội mới trong dự phòng ung bướu và các bệnh mạn tính tại Việt Nam bằng các sản phẩm thải độc đã được kiểm nghiệm.