Đưa bác sĩ trẻ về huyện nghèo: Người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn
- Bác sĩ trẻ và những công trình khoa học ngoại khoa tiêu biểu
- 174 kỹ thuật mới của 700 y, bác sĩ trẻ tham dự Hội thao sáng tạo
- Nỗi niềm bác sĩ trẻ tại tỉnh miền núi
- Bác sĩ trẻ nhận Giải thưởng Đặng Thùy Trâm và ca mổ đặc biệt
- Bác sĩ trẻ tài năng và nguyên lý điều trị cột sống lần đầu tiên được công bố trên thế giới
- Đưa bác sĩ trẻ về 62 huyện nghèo
Thực tế trên là kết quả của dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại 62 huyện nghèo (gọi tắt là Dự án 585) do Bộ Y tế triển khai từ 2014, đến cuối tháng 6-2017, mới có “lứa” đầu tiên: 7 bác sĩ trẻ vừa hoàn thành quá trình đào tạo sẽ được đưa về huyện Bắc Hà vào ngày 28-6. Điều này được ông Phạm Văn Tác –Vụ trưởng Vụ Tổ chức –Cán bộ (Bộ Y tế) cho biết tại cuộc họp chiều 22-6.
Việc đưa các bác sĩ trẻ về vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo là một chủ trương rất nhân văn. Bởi người dân ở đây đang chịu nhiều thiệt thòi, khi mức thụ hưởng các dịch vụ y mức thấp hơn mức trung bình của cả nước rất nhiều, do hệ thống y tế công lập thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhất là cán bộ y tế. Do giao thông đi lại khó khăn nên khi bị bệnh, nhiều người không kịp đến cơ sở y tế đã bị tử vong. Dự án 585 là việc làm thiết thực để giảm bớt khoảng cách thụ hưởng dịch vụ y tế giữa các huyện nghèo với thành thị.
Trao đổi với báo chí về việc đưa bác sĩ trẻ về huyện nghèo |
Hiện các vùng nghèo đang “khát” bác sĩ, như huyện Simacai (Lào Cai) chỉ có 5-6 bác sĩ. 62 huyện nghèo trong cả nước cần khoảng 600 bác sĩ thuộc 15 chuyên khoa, trong đó 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là Nội 53, Ngoại 49, Sản 55, Nhi 44, Hồi sức cấp cứu 47, Truyền nhiễm 35, Chẩn đoán hình ảnh 33 vv…
Nhưng để đào tạo được một bác sĩ về với huyện nghèo là một việc đòi hỏi thời gian và tâm sức. Các bác sĩ trẻ phải tốt nghiệp loại khá giỏi và tình nguyện về vùng nghèo công tác; phải được một đơn vị y tế tuyển dụng để đào tạo bài bản với tiêu chí khi xong khóa đào tạo phải độc lập xử trí các tình huống y khoa tại BV huyện.
Vì thế, 4 năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp với trường Đại học Y Hà Nội xây dựng chương trình 10 chuyên ngành mà các huyện nghèo đang có nhu cầu, trong đó, chú trọng năng lực thực hành, chỉ tiêu tay nghề, đảm bảo các bác sĩ trẻ tình nguyện có thể làm việc độc lập tại các huyện nghèo.
Bác sĩ trẻ Phạm Anh Tuấn chia sẻ trước khi về với huyện nghèo Bắc Hà công tác |
GS. Phạm Minh Thông-Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, các bác sĩ trẻ được BV lựa chọn về được đào tạo trong 2 năm với chương trình đào tạo bác sĩ nội trú. Họ được dự các cuộc giao ban hàng ngày, trình bày lâm sàng bằng tiếng Anh, tự xử trí nhiều tình huống dưới sự giám sát của các chuyên gia. Hoàn thành quá trình đào tạo, mới được cử đi vùng cao, vùng xa. Sau 3 năm hoàn thành nhiệm vụ ở huyện nghèo, các bác sĩ sẽ trở về công tác tại BV Bạch Mai, hoặc có thể ở lại Bắc Hà nếu muốn.
5 bác sĩ do BV Nhi Trung ương tiếp nhận cũng được bố trí học theo chương trình của bác sĩ nội trú. Theo ông Trịnh Ngọc Hải - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, số bác sĩ này được tuyển dụng vào biên chế và được hưởng mọi quyền lợi như các bác sĩ khác. BV sẽ có quyết định đưa 5 bác sĩ này về các huyện nghèo ở Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn vv… công tác 3 năm, sau đó lại nhận về.
Với dự án này, sẽ có 78 bác sỹ được các đơn vị y tế tuyển dụng tình nguyện công tác tại 37 huyện nghèo thuộc 13 tỉnh, trong đó 25 bác sỹ tuyển dụng vào 12 BV tuyến Trung ương để tình nguyện công tác tại 19 huyện thuộc 10 tỉnh và 53 bác sỹ được tuyển dụng tại 30 huyện nghèo của 12 tỉnh được tiếp nhận và đào tạo chuyên khoa theo hướng “cầm tay chỉ việc”, được ưu tiên cấp chứng chỉ hành nghề sau đó sẽ công tác lâu dài tại các huyện nghèo - nơi tuyển dụng và cử đi đào tạo.
Bác sĩ về khám, chữa bệnh cho bà con ở đảo Cô Tô |
Ông Phạm Văn Tác cho biết, việc đào tạo và đưa bác sĩ trẻ về các vùng nghèo, vùng khó khăn sẽ giúp Bộ Y tế không chỉ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện nghèo, mà còn sử dụng được số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học y khoa phải làm việc trái nghề hoặc chưa tìm được việc làm, để họ được hoạt động đúng chuyên môn lại có hiệu quả.
Cùng với đội ngũ bác sĩ trẻ, ngành y tế cũng tập trung đầu tư trang thiết bị y tế ở các huyện nghèo, để người dân được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa bàn với chi phí thấp. BV Bạch Mai đã ủng hộ BV huyện Bắc Hà một máy thở, một bộ dụng cụ đại phẫu, giúp đồng bộ trang thiết bị và năng lực cán bộ y tế. Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đưa bác sĩ về với địa bàn nào đáp ứng yêu cầu tối thiểu để các thầy thuốc phát huy được năng lực.
Các huyện nghèo đều hào hứng với việc đưa bác sĩ về địa phương vì sẽ giảm được tỉ lệ bệnh tật, tử vong, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chủ trương này vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Phạm Văn Tác, số lượng bác sĩ đăng ký nhiều nhưng nhiều người không đáp ứng tiêu chuẩn như bằng tốt nghiệp không đạt khá giỏi; nhiều bác sĩ tốt nghiệp các chuyên ngành không thuộc 10 chuyên ngành dự án hiện tại đang đào tạo, quá tuổi; đa số tốt nghiệp bác sĩ ngành y học dự phòng.
Bên cạnh đó, số lượng bác sĩ được tuyển dụng và cử đi đào tạo ít, nhưng lại nhiều chuyên khoa khác nhau khiến việc tổ chức lớp để đào tạo gặp khó khăn. Khả năng tiếp nhận và tuyển dụng của các BV tuyến Trung ương hạn chế, khiến cho việc triển khai kế hoạch nhiều khó khăn.