Các bệnh viện nỗ lực điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết
- Dịch sốt xuất huyết tiếp tục “nóng”, nhiều bệnh viện quá tải
- Nhiều bệnh viện ở Hà Nội đông nghịt bệnh nhân vì sốt xuất huyết
- Nhiều nơi chưa kiểm soát tốt các điểm nguy cơ gây sốt xuất huyết
- Tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên diện rộng
Tại buổi làm việc ngày 9-8 ở Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ông Hoàng Văn Tuyết -Phó Giám đốc BV cho biết, cơ sở I của BV đang điều trị nội trú cho 242 bệnh nhân SXH - là những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, phải theo dõi diễn biến bệnh. Tại cơ sở II của BV ở Đông Anh hiện có 29 bệnh nhân SXH. Riêng trong buổi sáng 9-8, đã có 500 bệnh nhân đến khám SXH. Thời gian gần đây, trung bình khoảng 80% bệnh nhân .đến BV Nhiệt đới Trung ương khám do bị SXH
Để hạn chế tình trạng quá tải cũng như tạo những điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã nỗ lực hết sức: mở thêm buồng khám, đơn vị lấy máu xét nghiệm ngay tại đơn nguyên tái khám cho bệnh nhân; dồn bệnh nhân một số khoa để dành giường cho bệnh nhân SXH; kê thêm 20 giường ở hội trường để làm chỗ nằm cho bệnh nhân ngoại trú trong thời gian chờ xét nghiệm, có nhân viên y tế chăm sóc. Các bệnh nhân này đều được BV phát tờ hướng dẫn các dấu hiệu cảnh báo các mức độ SXH để theo dõi và nhập viện khi có những diễn biến nặng. BV cũng công khai số điện thoại đường dây nóng là 0969241616 để các BV có thể trao đổi chuyên về SXH và tư vấn cho người bệnh.
Kiểm tra công tác khám và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết |
Ông Hoàng Văn Tuyết cho biết thêm, trong gần 1 tháng qua, BV đã phải tăng giờ làm từ 7h đến 17h và làm cả thứ 7 và chủ nhật, nhiều cán bộ y tế phải đến tối muộn mới được về. 3 ngày các cán bộ y tế phải trực 1 lần. Thậm chí có cán bộ y tế bị tai nạn giao thông vẫn cố gắng đi làm vì BV rất thiếu người. Hiện Phòng Khám là nơi vất vả nhất do số lượng bệnh nhân luôn đông, các bác sỹ còn phải kiên trì giải thích cho bệnh nhân do nhiều bệnh nhân bức xúc khi bác sĩ cho về ngoại trú, nhiều trường hợp cố tình vào viện lúc nửa đêm để các bác sỹ phải cho nhập viện.
Ông Nguyễn Trọng Khoa ghi nhận nỗ lực của BV trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân SHX và đề nghị BV bố trí thêm 50 giường bệnh ở cơ sở 2 để nhận thêm bệnh nhân SXH tại khu vực Đông Anh; sắp xếp bố trí giường điều trị ban ngày tại các khoa lâm sàng để bảo đảm điều kiện chăm sóc và không phân tán nhân lực. Ông Khoa cũng cho rằng, BV cần tích cực rà soát, luân chuyển người bệnh, để bệnh nhân không phải nằm ghép, luôn theo dõi sát bệnh nhân vv…
“Nếu BV khó khăn về nhân lực, có thể kiến nghị Trường Đại học Y Hà Nội cử sinh viên hỗ trợ, kiến nghị Hội Thầy thuốc TP Hà Nội, Đội Tiếp sức người bệnh hỗ trợ trong thời gian này.”- Ông Nguyễn Trọng Khoa chỉ đạo.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống và khám chữa bệnh SXH ở các đơn vị thuộc ngành y tế Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội báo cáo với đoàn công tác: Mục tiêu của ngành y tế Hà Nội là giảm số bệnh nhân mắc mới, giảm tử vong; giảm áp lực của các cơ sở KCB trong điều trị SXH. Sở Y tế Hà Nội đã thành lập các Tổ xung kích diệt bọ gậy, các Tổ giám sát phòng chống dịch SXH và tăng cường kiểm tra, giám sát việc phun hóa chất diệt muỗi, đồng thời, đánh giá việc phun thuốc có hiệu quả hay không và kiên quyết xử lý những đơn vị, tổ chức không hợp tác diệt bọ gậy; nắm chắc diễn biến của dịch SXH trên địa bàn, theo dõi sát số bệnh nhân mắc và bệnh nhân đã khỏi bệnh…
Trong công tác điều trị, ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết ngành y tế Hà Nội đã và đang rà soát các phòng khám đa khoa có thể tiếp nhận theo dõi bệnh nhân SXH; các BV tăng cường lọc bệnh nhân từ Khoa khám bệnh và có bàn khám SXH riêng; tăng cường điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú; có dán nhãn, phân loại mức độ bệnh nhân SXH để có theo dõi, điều trị kịp thời….
Ông Nguyễn Trọng Khoa cho rằng Sở Y tế Hà Nội cần tiếp tục rà soát các BV thuộc Sở Y tế Hà Nội trong việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH, có thể dán nhãn và phân loại bệnh nhân để theo dõi và xử lý kịp thời. Các BV cần tăng cường điều trị tại nhà cho bệnh nhân và công khai số điện thoại đường dây nóng để người bệnh có thể hỏi và tư vấn khi cần và các bác sỹ có thể trao đổi và hỗ trợ chuyên môn về điều trị SXH.
Thăm hỏi tình hình bệnh nhân SXH |