Bệnh viện Việt Đức lập kỷ lục mới về lấy và ghép mô/tạng từ một người cho chết não
- Ca ghép phổi lịch sử do các bác sĩ Việt Nam thực hiện
- 2 bệnh viện phối hợp ghép đa tạng, tái sinh cho 3 bệnh nhân
- Huyền thoại về ghép tạng phẫu thuật khối u gan hiếm gặp cho bệnh nhân ở Đà Nẵng
- Kỳ tích 16 ca ghép tạng trong một tháng từ người chết não
- Ca ghép tạng "vô tiền khoáng hậu" cứu sống 5 người của nam thanh niên chết não
- 17 kỷ lục ghép tạng Việt Nam
Theo GS. Giang, Trung tâm ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức đã sử dụng mạch máu của anh Quý được lưu giữ tại Ngân hàng mô của Bệnh viện để nối mạch máu thành công cho bệnh nhân trong một ca ghép gan vô cùng phức tạp.
Trước đó vào ngày 12-12, anh Dương Hồng Quý và gia đình đã hiến đa tạng của anh để cứu sống 5 người bệnh, trong đó có 2 lá phổi để BV Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép phổi lần đầu tiên. Một số mô khác của anh Quý được BV Việt Đức lưu giữ tại Ngân hàng mô để cứu chữa cho các bệnh nhân khác.
Ca ghép gan vào chiều 26-12 là từ người hiến sống cho một người bệnh bị suy gan cấp. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy nửa gan phải của người hiến khoẻ mạnh để ghép cho người bệnh.
Nhưng ca phẫu thuật rất phức tạp do các mạch máu của phần gan lấy từ người hiến sống rất ngắn, vì vậy, các phẫu thuật viên phải sử dụng đoạn mạch máu từ người hiến chết não cách đây 2 tuần để nối dài các mạch máu. Nhờ đó ca phẫu thuật đã được thực hiện dễ dàng để kết thúc thành công.
PGS.TS. Nguyễn Quang Nghĩa- Giám đốc Trung tâm ghép tạng của BV Việt Đức giải thích: Từ một người cho chết não, ngoài việc lấy các tạng, còn có thể lấy thêm các mô như giác mạc, gân, mạch máu, van tim và lưu giữ trong Ngân hàng mô, để tiến hành phẫu thuật cấy ghép cho các bệnh nhân khác khi cần.
Việc cấy ghép mô không cần hoà hợp về miễn dịch và nhóm máu, bất kỳ bệnh nhân nào cũng có thể nhận được mô từ người hiến tặng. Đoạn mạch từ cơ thể người sau khi được xử lý, bảo quản tại Ngân hàng mô được sử dụng an toàn và hiệu quả.
Ca ghép gan chiều 26-12 sử dụng mô/tạng thứ 7 từ một người cho chết não |
“Ưu điểm của đoạn mạch lấy từ cơ thể người được bảo quản tại ngân hàng mô là tương thích với mọi người bệnh, không cần hòa hợp với người hiến như khi ghép các tạng. Đặc biệt sau khi nối ghép, bệnh nhân không phải dùng thuốc chống đông, trong khi trước đây nếu dùng các đoạn mạch nhân tạo, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc chống đông kéo dài để tránh các huyết khối lấp đầy, giá cả lại không hề rẻ.”- PGS.TS. Nguyễn Quang Nghĩa cho biết.