Để trả đũa vụ khủng bố lịch sử ngày 11-9-2001, ngày 7-10-2001, Mỹ, Anh cùng các đồng minh chính thức bắt đầu chiến dịch quốc tế trên lãnh thổ Afghanistan bằng một loạt phi vụ không kích các căn cứ quân sự của Taliban với lý do chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden.
Đúng 2 tháng sau, ngày 7-12-2001, chế độ Taliban được tuyên bố đã sụp đổ hoàn toàn, khi mà các tay súng của lực lượng này đã buộc phải bỏ trốn khỏi pháo lũy phòng thủ cuối cùng bởi sự vượt trội về quân sự tới từ siêu cường Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, Mỹ đã không kịp hiểu rằng đây mới là màn khởi động cho cuộc chiến thực sự trên lãnh thổ Afghanistan.
Các thành viên Al-Qaeda và thành viên Hồi giáo cực đoan Moudjahid khác từ các bộ phận khác nhau, từng chiến đấu trong hàng ngũ Taliban còn sống sót trong những ổ kháng cự dữ tợn trước kia, buộc Mỹ và các đồng minh phải hiện diện ở Afghanistan.
Cuộc chiến mà Mỹ và đồng minh gọi là chống khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan đến nay đã bước sang năm thứ 16. Hơn 15 năm tham chiến, Washington cùng đồng minh không đạt được gì ngoài tốn kém về tiền bạc và những thất bại cay đắng trên mọi phương diện.
|
Ngày 11-9-2001, quân khủng bố đã thực hiện các vụ tấn công đẫm máu liên tiếp nhằm vào Tòa Tháp Đôi, Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, và Bin Laden vượt lên như nghi can đầu tiên trong thảm kịch này. |
|
Ngày 7-10-2001, Mỹ, Anh cùng các đồng minh chính thức bắt đầu chiến dịch quốc tế trên lãnh thổ Afghanistan bằng một loạt phi vụ không kích các căn cứ quân sự của Taliban với lý do chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden. Cuộc chiến Afghanistan đã chính thức bắt đầu từ đây. |
|
Đúng 2 tháng sau, ngày 7-12-2001, chế độ Taliban được tuyên bố đã sụp đổ hoàn toàn, khi mà các tay súng của lực lượng này đã buộc phải bỏ trốn khỏi pháo lũy phòng thủ cuối cùng bởi sự vượt trội về quân sự tới từ siêu cường Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, Mỹ đã không kịp hiểu rằng đây mới là màn khởi động cho cuộc chiến thực sự trên lãnh thổ Afghanistan. Trong ảnh là một binh lính Mỹ bên đoàn xe đám cưới tại Afghanistan năm 2005.
|
|
Cuộc chiến mà Mỹ và đồng minh gọi là chống khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan đến nay đã bước sang năm thứ 16. Hơn 15 năm tham chiến, Washington cùng đồng minh không đạt được gì ngoài tốn kém về tiền bạc và những thất bại cay đắng trên mọi phương diện. Trong ảnh là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeldtrao huy chương cho một binh lính tại Khandahar, Afghanistan vào năm 2005. |
|
Ngay sau khi đưa lực lượng quốc tế vào làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ Afghanistan, một chính quyền thân phương Tây đã được Mỹ và NATO dựng lên nhằm thay thế bộ máy của Taliban. Trong ảnh là hai binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đứng bên ngoài một cửa hàng đồ ăn nhanh hiếm hoi tại một căn cứ quân sự ở quốc gia Nam Á.
|
|
Sau thời gian dài đứng đầu Chính phủ tạm quyền với 29 thành viên, đương kim Tổng thống Hamid Karzai chính thức được bầu vào cương vị chèo lái Afghanistan ngày 7-12-2004, đúng ba năm sau khi NATO phát động cuộc chiến lật đổ Taliban. Trong ảnh là trẻ em Afghanistan nghịch những mảnh bom do Mỹ ném xuống.
|
|
Tuy nhiên, khi Mỹ và các đồng minh NATO bắt đầu rời khỏi Afghanistan. Taliban mới cho họ hiểu là lực lượng này không hề bị đánh bại, chúng thậm chí còn tái phát triển mạnh mẽ và đe doạ nghiêm trọng chính quyền Afghanistan đương nhiệm. Trong ảnh là 2 người đàn ông Afghanistan nhìn về phía cao nguyên, nơi Taliban bị liên quân quốc tế tấn công bằng bom. |
|
Nhiều chuyên gia nhận định, càng lún sâu vào cuộc chiến tại Afghanistan, quân đội Mỹ càng hứng chịu nhiều thất bại hơn. Bên cạnh thất bại về chính trị, Mỹ đã mất mát về con người khi số lượng thương vong ngày càng tăng cao và thiệt hại về kinh tế khi số tiền khổng lồ đổ vào Afghanistan không mang lại một nguồn lợi nào. |
|
Mỹ đã triển khai đến chiến trường này những loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại nhất để tránh thương vong. Trong ảnh là một thiết bị phá mìn tự động đắt tiền của quân đội Mỹ. |
|
Để duy trì an ninh tại Afghanistan trong những năm làm nhiệm vụ "gìn giữ hoà bình" .Mỹ cũng đã chi hàng tỷ USD để đào tạo lực lượng duy trì an ninh cho Afghanistan. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ hướng dẫn cho nhân viên an ninh Afghanistan. |
|
Cuộc chiến Afghanistan đã tiêu tốn của chính phủ Mỹ khoảng 800 tỷ USD. Nếu tính thêm các chi phí hỗ trợ khác như chăm sóc cựu binh thì con số này có thể lên tới 1.000 tỷ USD.Trong ảnh là binh sĩ Mỹ đang tìm kiếm một máy bay bị rơi tại Afghanistan. |
|
Ngày 29-4-2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh thực hiện vụ tấn công vào tòa nhà và tiêu diệt trùm al-Qaeda. Lực lượng biệt kích SEAL của Mỹ đã vượt biên từ Afghanistan đáp xuống tòa nhà nơi Bin Laden đang lẩn trốn và tiêu diệt tên trùm khủng bố khét tiếng. Sau cái chết của Bin Laden, mục đích ban đầu của cuộc chiến đã được thực hiện, nhưng đã quá trễ cho Mỹ để rút quân khỏi chiến trường này. |
|
Trong những ngày đầu tiên phát động cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền Taliban, Mỹ và Anh không phải gánh bất cứ thiệt hại nào về người. Thế nhưng, quãng thời gian triển khai quân đội làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ Afghanistan lại cướp đi sinh mạng của không ít binh sĩ nước ngoài. Trong ảnh là binh lính Mỹ cứu giúp một đồng đội bị thương do đánh bom liều chết năm 2015. |
|
Tính đến nay, 2.403 binh sĩ Mỹ đã tử nạn khi tham chiến tại Afghanistan, trong đó 2010 được xem là năm “đẫm máu” nhất với 499 lính Mỹ thiệt mạng. Anh xếp thứ 2 với khoảng 500 người, các quốc gia còn lại mất hơn 600 người. Như vậy, hơn 11 năm tham chiến ở Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của khoảng 3.500 binh sĩ nước ngoài, những người tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, truy quét tàn quân Taliban. |
|
Theo thống kê của Viện Watson, Đại học Stanford, ngoài binh sĩ Mỹ và nước ngoài, tổng số người chết trong cuộc chiến tại Afghanistan có thể lên tới gần 100.000 người bao gồm binh lính và người dân địa phương. Trong ảnh là Binh sĩ Mỹ kéo pháo trong chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Panjwai, tỉnh Kandahar phía Nam Afghanistan.
|
|
Mặc dù đã tiêu tốn nhiều tiền bạc và hy sinh nhiều mạng sống trong cuộc chiến tại Afghanistan, Tổng thống Donald Trump hôm nay 22-8 tuyên bố sẽ tăng quân số lính Mỹ tại Afghanistan và đây là một phần trong chiến lược mới của Mỹ tại khu vực này. Đây là một quyết định rất bất ngờ của Tổng thống Trump khi mà ông luôn hứa rút sạch quân về nước trong thời gian tranh cử. |
|
Giới chuyên gia nhận định, bất chấp lý do mà Mỹ đưa ra là gì, chính quyền Tổng thống Trump không có nhiều cơ hội chiến thắng tại cuộc chiến dai dẳng vốn chưa từng mang lại bất cứ "trái ngọt" nào cho suốt 3 đời Tổng thống Mỹ này.
|
Ảnh: AP, Reuters, EPA, ITN.