Dự án Nhà máy Sản xuất bánh kẹo, đồ dùng gia dụng Tân Tiến Phát tại Hà Tĩnh có tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương từ 7 năm trước nhưng đến nay vẫn án binh bất động. Trong khi đó, người dân có đất bị thu hồi “kêu trời” vì không có đất sản xuất, trong khi tiền đền bù chưa được chi trả.
Lão nông Jim Clanker sống trên đời hơn 60 năm rồi nhưng cũng không tưởng tượng nổi rằng có ngày mình sẽ phải ra trước tòa làm chứng. Vậy nhưng ông đang đứng trước tòa làm chứng. Tất cả cũng chỉ vì một chiếc xe container đâm vào xe tải của ông. Người làng xui ông đâm đơn kiện chủ hãng xe container mong kiếm được chút tiền đền bù.
Được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020, đến nay Dự án hồ thủy lợi Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với số vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng có nguy cơ phải “đắp chiếu” vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều hộ dân buộc phải di dời nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền đền bù, chưa được cấp đất tái định cư, phải sống tạm bợ chính trong căn nhà không được sửa sang…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho dự án kịp tiến độ, hàng trăm hộ dân ở huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã giao hàng chục hécta đất cho chủ đầu tư triển khai, thi công. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, dự án cơ bản đã hoàn thành nhưng các hộ dân vẫn mòn mỏi chờ nhận… tiền đền bù.
Trước thông tin TP Hải Phòng sẽ mở rộng Nghĩa trang Phi Liệt (huyện Thủy Nguyên), nhiều người dân địa phương đã… tranh thủ xây dựng công trình để chờ được bồi thường.
Sau khi báo chí thông tin, con cháu cụ Trần Văn Thêm (83 tuổi, ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh) mới ngỡ ngàng biết, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã hoàn tất việc bồi thường oan sai cho cụ Thêm. Hiện cơ quan Công an đang điều tra việc con trai cụ Thêm tố cáo việc cụ được bồi thường oan sai trên 6,7 tỉ đồng nhưng chỉ "cầm về nhà" 2,1 tỉ đồng.
Trong hai ngày 3 và 4-7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo nguyên là lãnh đạo xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội), bị truy tố về hai tội: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến việc bồi thường “thừa” 20 tỷ đồng tại Dự án Tây Hà Nội.
Bà Trần Thị Hoài Trâm, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết nguyên nhân chậm trễ chi trả tiền đền bù dự án thủy điện Thượng Nhật cho người dân ở xã Thượng Nhật huyện Nam Đông.
Dự án thủy điện Thượng Nhật, tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế, đã được thi công hơn 3 năm nay và chuẩn bị tích nước, song chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam (gọi tắt Công ty Thủy điện miền Trung) vẫn chưa chi trả tiền đền bù cho người dân bị thu hồi đất rừng sản xuất, với số tiền hàng chục tỷ đồng…
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn hỏa tốc gửi các tỉnh có dự án đường cao tốc Bắc-Nam nhánh phía Đông đi qua như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Dự án đường Sơn Liên - cầu Tà Meo là tuyến đường liên tỉnh, huyết mạch nối xã Sơn Liên, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Có 59 hộ dân ở các thôn Đắc Doa và Nước Vương, xã Sơn Liên bị ảnh hưởng phải nhà đất, cây cối và hoa màu, với số tiền đền bù, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng.
Lợi dụng chức vụ được giao là Trưởng ban và là chủ 3 tài khoản của Ban bồi thường, Danh đã chỉ đạo Linh lập, ký thủ tục kế toán sai quy định hơn 54,1 tỉ đồng từ nguồn ngân sách rồi chiếm đoạt số tiền này…
Dự án khu B, thuộc KĐT mới Đình Trám - Sen Hồ (huyện Việt Yên- Bắc Giang) mặc dù được chấp thuận đầu tư từ ngày 23-2-2013, tuy nhiên sau 4 năm nơi đây tất cả vẫn là khoảng đất trống với một phần đang được san lấp, một phần là những cánh đồng rộng lớn người dân vẫn đang canh tác.
3 cán bộ Ban Quản lý dự án xây dựng và giải phóng mặt bằng huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), 1 trưởng thôn và 3 người dân đã câu kết, thông đồng thực hiện bồi thường sai quy định đối với số tài sản tạo lập trái phép trị giá số tiền 5.170.181.000đ.
Chủ tịch UBND xã Hải Yến câu kết với cán bộ địa chính đã lập hồ sơ cho các hộ dân hưởng tiền đền bù không đúng quy định, gây thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước.
Báo Công an nhân dân nhận được đơn của ông Bùi Văn Ba và một số hộ dân ở khu 1, thôn Cự Trữ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với nội dung tố cáo một số cán bộ UBND xã Phương Định và UBND huyện Trực Ninh tham ô tiền đền bù của dân trong dự án di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh.
Nguyên nhân cơ bản làm cho tiến độ công trình cải tạo nâng cấp đường vào nghĩa trang xã Hòa Ninh (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) không đạt như kế hoạch đề ra, đó là khâu giải tỏa đền bù triển khai quá trì trệ.
Năm 2012, người dân các xã Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) hồ hởi giao đất làm dự án cấp nước sạch liên xã đúng thời hạn, với mong muốn sớm có nước sạch sử dụng, khi nguồn nước ngầm đang ngày càng ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án cấp nước sạch vẫn giậm chân tại chỗ, còn người dân vẫn mòn mỏi chờ tiền đền bù và nước sạch, trong khi đất đã giải phóng mặt bằng hiện vẫn chỉ là những cánh đồng trắng mênh mông nước để… thả cá, chăn vịt, trồng sen…
Ông Hồ Văn Thành, nông dân thôn Mỹ Chánh và ông Võ Quang Trọng, Chủ nhiệm HTX Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) tố cáo ông Văn Viết Dương, cán bộ địa chính xã Hải Chánh đã câu kết với ông Ngô Khôi Việt, ở thôn Mỹ Chánh làm giả thủ tục rút tiền của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng công trình mở rộng QL1A qua địa bàn. Sự việc này như thế nào?...
Từ đầu tháng 12/2014 đến nay, cuộc sống sinh hoạt của người dân hai huyện miền núi Sơn Hà và Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi bị đảo lộn do tình trạng mất điện thường xuyên.