Đầu tháng 6/2023, dưới thời tiết nắng nóng như đổ lửa, người dân ở nhiều xã thuộc vùng nông thôn ven biển và miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế vất vả tìm kiếm nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt, tại nhiều thôn bản ở miền núi huyện A Lưới đang bị thiếu nước sạch trầm trọng, người dân phải dùng nước lấy từ khe suối không đảm bảo vệ sinh.
Cơ quan quản lý nước sạch của Mỹ kêu gọi gần 6 triệu cư dân tại California cắt giảm lượng nước sử dụng trong những tháng mùa hè trong bối cảnh hạn hán kéo dài chưa từng có trong lịch sử.
Được giao đất dịch vụ hơn 10 năm nhưng suốt 10 năm, các hộ dân khu đất dịch vụ phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội vẫn sống trong tình trạng không điện, nước, không hộ khẩu. Nhiều lần họ làm đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng nhưng dường như lời kêu cứu của họ vẫn rơi vào vô vọng.
Mùa nắng nóng năm nay, người dân các huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên-Huế) lại rơi vào cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguyên nhân do nhiều công trình cấp nước tự chảy, đường ống dẫn nước bị hư hỏng trong mùa mưa bão năm 2020 đến nay vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục.
Do nắng nóng kéo dài, nước sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện bị xâm nhập mặn sâu lên phía thượng nguồn, khiến cho TP Hội An bị thiếu nước sinh hoạt, hoạt động du lịch của thành phố này bị ảnh hưởng không nhỏ...
Ngày 20-11, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, chính quyền Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho đắp đập tạm ở sông Quảng Huế, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Việc đắp đập này nhằm tăng lượng nước về sông Vu Gia để cấp nước cho TP.Đà Nẵng.
Hà Nội lại tiếp tục thiếu nước sạch trong mùa hè. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một số khu vực bị cắt nước, thậm chí, sẽ có nơi phải cấp nước theo giờ, có điểm phải cấp nước bằng xe stec.
Vừa bước vào đầu mùa nắng nóng, nhiều khu dân cư đã lại tái diễn tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù đã có kế hoạch tăng nguồn nhưng năm nào tình trạng này cũng lặp lại khiến không ít hộ gia đình rơi vào cảnh khổ sở vì không có nước.
Câu chuyện Formosa chưa kịp lắng lại, nỗi âu lo về Tân Rai, Nhân Cơ đã dấy lên. Rồi thêm vào đó là những cuộc thanh tra môi trường ở những dự án đồ sộ khác, những cuộc thanh tra bắt đầu chỉ ra những vết thương mà Đất Mẹ phải oằn mình gánh chịu, để đánh đổi cho một thứ rất chủ quan và duy ý chí là "phát triển"...
Báo CAND có bài “Sống khốn khổ trong khu đô thị “3 không” giữa lòng Hà Nội” phản ánh tình trạng hàng trăm người dân đã về sinh sống tại khu đô thị mới Ao Sào (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ hơn một năm nay nhưng hiện vẫn đang phải chịu cảnh không nước sạch, không đường đi, không sổ đỏ. Nhưng cho tới lúc này, hàng trăm người dân vẫn tiếp tục chịu cảnh “chết khát” giữa mùa hè…
Nắng nóng bỏng da cháy thịt là hiện tượng thời tiết thường thấy tại Ấn Độ trước khi bước vào mùa mưa, song năm nay đất nước đông dân thứ nhì thế giới lại phải chứng kiến nhiệt độ tăng cao một cách bất thường sớm hơn mọi năm. Nắng nóng đỉnh điểm (45-50 độ C) trải dài trên toàn bộ lãnh thổ, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân từ Hyderabad tới Kolkata.
Bệnh viện đã phải mua 6 xe và được lực lượng PCCC hỗ trợ 3 xe nước sạch. Lượng nước này ưu tiên phục vụ phòng mổ cấp cứu, khu điều trị chạy thận nhân tạo.
Theo tìm hiểu, cách đây khoảng 7 năm, tại các thôn Tiên Xuân 1, Diêm Phổ và Mỹ Sơn, xã Tam Anh Nam, được tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ hơn tỷ đồng xây 3 công trình nước sạch.
Được Nhà nước đầu tư tiền tỷ xây dựng công trình nước sạch dùng trong sinh hoạt cộng đồng, người dân các xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Trung… huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vô cùng phấn khởi. Thế nhưng, chỉ được vài tháng thì các công trình dừng hoạt động khiến người dân lại rơi vào cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt…
TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu và triển khai phương án lắp đặt khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ Hoà Lạc về đường vành đai 3 theo cơ chế đặc thù...
UBND TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt “Đề án xã hội hóa đầu tư phát triển, quản lý hệ thống cấp nước và phân phối nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2015 -2019” với tổng vốn gần 4.370 tỷ đồng do Công ty CP Hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water) đầu tư, thực hiện dự án, thời gian từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2019.
Theo thống kê, tỷ lệ dân số nông thôn Hà Nội sử dụng nước sạch mới chỉ đạt gần 37%, trong khi mục tiêu mà TP đề ra là đến năm 2015 có 60% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch.
Thiếu nước sạch giữa những ngày nắng hạn, bất đắc dĩ, bà con người dân ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc) và Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) phải lấy nước sông, suối nhiễm bẩn để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt…
Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Có lẽ, giữa thời tiết nóng như đổ lửa này thì không nỗi khổ nào bằng nỗi khổ khi thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, ngay giữa lòng Thủ đô, tại một số khu vực, người dân đã và đang phải chịu cảnh mất nước kéo dài khiến cuộc sống bị đảo lộn. Trong khi đó thì ngành nước đang hàng ngày cố gắng tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu của người dân.