Sau một năm trì hoãn do đại dịch COVID-19, tối nay (23/7), lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo đã chính thức diễn ra tại sân vận động quốc gia ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
"Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn - Cùng Nhau", slogan của Olympic Tokyo 2020 đã khắc họa được sự đặc biệt của một kỳ thế vận hội chưa từng có trong lịch sử, một kỳ thế vận hội sẽ được khai mạc ngay trong đại dịch COVID-19.
Những người làm công tác hậu cần chưa bao giờ được vinh danh, càng không có cơ hội lên bục nhận huy chương như vận động viên. Tuy vậy, họ mới chính là nhân tố đứng sau thành công của các đoàn thể thao lớn. Chỉ có ăn ngủ hợp lý, sinh hoạt thoải mái như ở nhà, các VĐV mới có thể thi đấu tốt và giành huy chương.
Một ngày trước lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020, ban tổ chức thế vận hội đã quyết định sa thải đạo diễn lễ khai mạc vì đã đưa ra bình luận chế nhạo về thảm họa diệt chủng người Do Thái.
Các môn thi đấu đầu tiên của Thế vận hội Tokyo 202 đã bắt đầu hôm 20/7 với màn ra quân môn bóng mềm giữa đội chủ nhà Nhật Bản và đội tuyển Australia, sau nhiều ngày cân nhắc phương án tổ chức Olympic trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang hoành hành.
Người Nhật yêu thích thể thao, nhưng đó không phải lý do duy nhất khiến họ nuôi tham vọng đăng cai một kỳ Thế vận hội. Khi đưa Olympic trở lại với Tokyo, xứ sở mặt trời mọc đã hy vọng về một cuộc phục hưng nền kinh tế đang trên đà suy thoái. 57 năm trước họ cũng từng làm như vậy.
Gần 60% người dân Nhật Bản mong muốn hủy bỏ Olympic Tokyo, một cuộc thăm dò dư luận được công bố ngày 10/5 cho thấy, vào thời điểm chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa Thế vận hội quan trọng này sẽ bắt đầu.
Một quan chức cấp cao của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản ngày 15/4 thừa nhận, việc hủy bỏ Thế vận hội Olympic Tokyo 2021 sẽ là một lựa chọn nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 trở nên quá nghiêm trọng, Kyodo đưa tin.
Kyodo ngày 18/2 đưa tin, Bộ trưởng Olympic Nhật Bản Seiko Hashimoto sẵn sàng nhận nhiệm vụ là trưởng ban tổ chức mới của Olympic Tokyo, sau khi người tiền nhiệm từ chức vì phát biểu gây tranh cãi.
Nguồn tin do The Times ngày 22/1 tiết lộ, chính phủ Nhật Bản đã âm thầm quyết định sẽ hủy tổ chức Olympic Tokyo do ảnh hưởng của COVID-19, trong khi Ủy ban Olympic Quốc tế trước đó khẳng định sự kiện này vẫn sẽ diễn ra.
Các nhà tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo ngày 15/12 cho biết, lễ rước đuốc bị trì hoãn trước đây sẽ bắt đầu vào ngày 25/3/2021 từ tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản.
Kế hoạch tranh vé dự Olympic Tokyo tới ngay trong năm 2020 của điền kinh Việt Nam sẽ phải bắt đầu từ tháng 12 tới khi Liên đoàn Điền kinh thế giới công bố lịch thi đấu các giải tranh vé dự Olympic 2021 chỉ tính từ ngày 1/12/2020. Quan trọng là điền kinh Việt Nam sẽ tính đường đi nước bước như thế nào để hoàn thành mục tiêu giành vé trực tiếp dự Olympic tới thay vì nhận vé đặc cách.
"Nếu tôi được hỏi rằng liệu chúng ta có nên tổ chức Thế vận hội vào thời điểm này hay không, tôi buộc phải nói rằng thế giới đang không đủ điều kiện cho việc đó", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 23/3 lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận khả năng hoãn sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
Quốc đảo Nhật Bản đang cấp tập đẩy mạnh việc chuẩn bị sự kiện Thế vận hội, trong đó có việc xử lý các bệnh truyền nhiễm ứng phó với cuộc tấn công khủng bố sinh học có thể xảy ra. Mặt khác, việc chuẩn bị này cũng giúp Nhật Bản bắt kịp sự mở rộng công nghệ sinh học của Trung Quốc.
Cách đây 74 năm - vào ngày 23 tháng 7 năm 1944 - một Thế vận hội đã diễn ra nhưng không phải ở các sân vận động nước Anh, quốc gia giành được quyền đăng cai tổ chức, mà là trong hàng rào thép gai trại giam Woldenberg Oflag II-C, nơi Đức Quốc xã giam cầm những tù binh chiến tranh thuộc quân đội Ba Lan.
Đệ nhất Tiểu thư nước Mỹ kiêm cố vấn cao cấp của Nhà Trắng, Ivanka Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 23-2 tới, trong khuôn khổ chuyến thăm và tham dự Lễ bế mạc Thế vận hội mùa Đông Pyeong Chang.
Vẻ đẹp không thể cưỡng lại của các cổ động viên nữ người Nga khiến không khí tại Thế vận hội mùa Đông đang diễn ra ở thành phố Pyeongchang, Hàn Quốc bừng nóng.