Hơn 800 cây sâm Ngọc Linh của người dân bị các đối tượng trộm cắp, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.
Hơn 800 cây sâm Ngọc Linh của người dân bị các đối tượng trộm cắp, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ngày 13/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Đàn Phú Sơn (SN 1995, trú xã Trà Cang, huyện Nam Trà My) về hành vi “Trộm cắp tài sản”, khởi tố bị can đối với bà V.T.P về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và tạm giữ hình sự Võ Viết Lợi (SN 1993, trú huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, là lao động tự do tại TP Hồ Chí Minh) để tiếp tục điều tra, đấu tranh mở rộng vụ án.
Chỉ còn ít ngày nữa là năm 2023 khép lại, không khí tết đang len lỏi khắp nơi, quà tặng dịp Tết đua nhau tràn vào thị trường. Đặc biệt, mặt hàng quà cho giới nhà giàu như nhân sâm, yến, rượu... được chú ý săn lùng. Lợi dụng điều này, một số kẻ đã dùng nhiều mánh khóe, chiêu trò để làm giả, làm nhái các loại quà thượng lưu như sâm Ngọc Linh, sâm Hàn Quốc...
Bằng chiêu bài đánh bóng hình ảnh, sử dụng tiền huy động được để trả lãi suất khủng cho nhà đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn “dự án” Sâm Ngọc Linh của Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh đã huy động vốn của 1.000 cá nhân với số tiền lên tới 1.264 tỷ đồng. Sau khi Mỹ Hạnh bị bắt, nhiều nhà đầu tư mới “té ngửa”, hóa ra lâu nay mình đã đầu tư vào những chiếc “bánh vẽ”.
Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với nguồn cây giống sâm Ngọc Linh cấp hỗ trợ cho người dân, vì số lượng cây giống được cấp hỗ trợ cho huyện Nam Trà My bị chết rất nhiều sau khi đưa vào trồng trọt (dù đã đảm bảo các quy trình, kỹ thuật trồng).
UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Công an tỉnh tăng cường công tác trinh sát hiện trường, sớm phát hiện các hành vi mua bán, trao đổi, kinh doanh sâm Ngọc Linh giả; lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm sản xuất kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm sâm giả.
Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông khẳng định, giấy xác nhận liên quan đến sâm Ngọc Linh mà doanh nghiệp cung cấp vào hồ sơ đăng ký đã hết hạn và bị thu hồi trước đó.
Trong giấc mơ ngàn năm ở vùng sâm, người Xê Đăng hay Ca Dong đã ước tới một ngày giàu lên từ núi, cuộc sống được đổi thay từ cây thuốc giấu. Giấc mơ ấy đã trở thành sự thật, đổi bằng những nhọc nhằn không nhỏ.
Trước đây, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tuy phát hiện giống sâm quý Ngọc Linh, nhưng chỉ xem nó là loại thảo dược và giữ kín thông tin để dành cho dân bản dùng mỗi khi đau bệnh.
Trên đỉnh Ngọc Linh cao gần 2.600m, việc sâm Ngọc Linh được tìm thấy đã làm chấn động giới nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hành trình từ đỉnh núi mù sương đến khi bước ra “ánh sáng”, sâm Ngọc Linh đã trải qua quá trình dài và cũng không ít gian nan…
Lâu nay, “quốc bảo” sâm Ngọc Linh vốn được biết đến mọc tự nhiên và trồng trên núi Ngọc Linh trải dài qua các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai… Thế nên, khi biết tin loài sâm quý này hiện được trồng và sinh trưởng tốt trên đỉnh núi mờ sương vùng Tây Bắc, tôi quyết định phải “mục sở thị”. Và khi có mặt tại vườn sâm ở độ cao 1.640m so với mặt nước biển, tôi vô cùng cảm phục người đã di thực thành công hàng vạn cây sâm quý về đây, mở ra một hướng làm giàu cho người dân vùng cao.
Giữa lưng chừng các triền núi giăng màn, từng chùm hoa đỏ rực nổi bật trên nền đất sẫm màu và sắc xanh của cây lá xung quanh. Những chùm hạt sâm trên vùng quốc bảo đung đưa theo từng cơn gió nhẹ như điệu vũ trong gió lạnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần bảo hộ hiệu quả giá trị thương hiệu và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam, chứ không đơn thuần là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay của doanh nghiệp.
Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản do UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức có bán 1 cây sâm 9 nhánh với giá 900 triệu đồng và 1 cây sâm 5 nhánh với giá 220 triệu đồng.
Hiện nay, tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), diện tích quy hoạch trồng sâm Ngọc Linh trên 15.000ha; đã thực hiện bảo tồn được 100ha, tương đương với 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.500ha với hơn 1.250 hộ tham gia.
Các hộ dân trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thiệt hại hơn 20,8 tỷ đồng do cây chết hàng loạt.
Ngày 2/6, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Văn bản số 1632/UBND-NNTN về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát sâu bệnh hại trên cây Sâm Ngọc Linh.
Được tạo ra bởi tinh hoa của đất trời, Sâm Ngọc Linh Kon Tum được ví như báu vật của đại ngàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, nguồn gốc, giá trị của loại sâm này thì không phải ai cũng biết được.
Dưới chân dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam có chứa kho tàng nổi tiếng của đồng bào Xơ Đăng địa phương, đó là “quốc bảo” sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao. Từ trung tâm Tăk Pỏ, huyện Nam Trà My, chúng tôi ngược QL40B khoảng 20km rồi rẽ sang tuyến ĐH7, đi thêm khoảng 15km nữa để đến với xã vùng cao Trà Linh.
Cuối năm, trong tiết trời se lạnh đầu đông, chúng tôi tìm về “thủ phủ” sâm Ngọc Linh ở vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ ở các xã Măng Ri, Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum). Thời điểm này, bà con đồng bào dân tộc Xơ Đăng đang vào vụ cao điểm của mùa trồng sâm quý.
Giấy phép hoạt động báo chí số 08/GP-BTTTT, cấp ngày: 05/01/2021 của Bộ thông tin & Truyền thông
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải
Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Thượng tá Phan Đăng Trường
Trụ sở Tòa soạn: Số 2A Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8222157 (máy lẻ 701).
Hotline: 0971.011944 - Email: candonline@gmail.com
Phát hành: 0944.634669
Quảng cáo: 0985.696305
Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh:
Số 6, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3
0283.8241917
Văn phòng Thường trú tại Đà Nẵng:
Số 56 Lý Tự Trọng, Q.Hải Châu.
0236.3886594
Văn phòng Thường trú tại ĐBSCL:
Số 111 Trần Văn Hoài, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
0292.6250660
Văn phòng Thường trú Hải Phòng:
Số 16 Lê Đại Hành, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
0912.113521
Văn phòng Thường trú tại Tây Nguyên:
Số 61 Lê Thánh Tông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
0934.738664