Đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng với tôi, ký ức về những ngày "4 cùng" với đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang để đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền đạo trái phép tại đây vẫn còn mãi và là kỷ niệm đáng nhớ.
Từng là địa bàn “nóng” về tình hình ANTT, Mường Sai của ngày hôm nay đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những xã điển hình của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
“Mất một chân đâu phải mất tất cả, tôi vẫn muốn góp sức mình để những đứa trẻ vùng cao biết đọc, biết viết. Trừ khi nghề bỏ tôi, chứ bản thân nhất quyết không bỏ nghề”, cô giáo Vì Thị Nhân, giáo viên điểm trường Săn Cài, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) khẳng định với chúng tôi như thế. Những lời khẳng định ấy cho thấy một tình yêu nồng nàn với công việc, và tình yêu với nghề sẽ còn bay xa, bay cao mãi nơi thung lũng Lóng Luông.
Nói về “bí quyết” để gần dân, hiểu dân, Đại úy Trần Ngọc Thăng cho rằng: “Phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và quan tâm đến quyền lợi chính đáng của nhân dân. Khi nhân dân cảm nhận được sự chân thành của cán bộ, họ sẽ xem cán bộ như người nhà mà không tồn tại một rào chắn nào cả”...
Cuộc sống của bà con các tộc người Rục, Sách, Mày, Ma Coong ở thung lũng Trường Sơn đang ngày một khởi sắc, bản làng bình yên khi có sự chung tay của các cấp chính quyền và cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã về cắm bản ở với bà con.
Mùa mây Tà Toong xuất hiện vào những tháng cuối năm, khiến cho Tà Toong đẹp hơn bao giờ hết. Mây trắng xóa một vùng. Mây vờn núi. Mây trùm lên những thân độc mộc trơ trọi giữa cái lạnh mùa đông. Mây len lỏi vào từng ngóc ngách bản làng.
Bà con các tộc người như Rục, Sách, Mày, Khùa, Ma Coong… ở Quảng Bình chủ yếu sinh sống dưới các thung lũng rừng Trường Sơn. Có những tộc người nơi từng có nguy cơ biến mất, và cuộc sống của bà con từng bị bủa vây bởi các hủ tục đi liền với đói nghèo và lạc hậu.
Khi đó tôi còn trẻ lắm, mới hơn hai mươi tuổi, tinh nghịch và hài hước. Đi cắm bản ở nhờ nhà dân. Dân quý cán bộ Công an coi tôi như con cháu, anh em ruột thịt nhà họ vậy. Mỗi khi nhà họ có giỗ chạp, lễ tết đều mời "chú Công an" đến uống rượu cho vui.
Năm 2007, Thượng úy Giàng Văn Hòa (SN 1986, dân tộc Mông ở huyện Na Hang), tốt nghiệp Trung cấp An ninh và nhận công tác tại Đội an ninh Công an huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Sau nhiều năm phấn đấu, nay anh là cán bộ trinh sát có kinh nghiệm của Công an huyện.
Ít ai biết rằng, để mang con chữ đến cho trẻ em vùng cao nơi rốn lũ đi qua, những thầy cô giáo ở Quan Hóa (Thanh Hóa) phải trèo đèo, vượt sông gian khổ thế nào. Khi cả nước đang tổ chức nhiều chương trình tri ân các nhà giáo thì ở nhiều bản xa xôi, giáo viên “cắm bản” vẫn còn ở trên các triền núi cao, chưa từng được học trò chúc mừng Ngày Nhà giáo.
Con dốc dựng ngược lên đỉnh trời, mây vờn quanh ngọn cây, người mẹ trẻ địu con gái nhỏ vừa tròn 10 tháng, quanh người quấn mấy bọc túi vải, vạch cây rừng, lội qua khe suối, đôi chân dính đầy bùn đất nhấc những bước khó nhọc đi về phía trước. Đó là hình ảnh của cô giáo Hà Thị Hậu (Trường tiểu học Thành Sơn, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) trên đường đi "cắm bản".
Để góp thêm yên bình cho cuộc sống bà con, sát cánh cùng bà con xây dựng nông thôn mới, các cán bộ chiến sĩ Công an "cắm bản" Tân Lạc(Hòa Bình) thời gian qua luôn phải vượt khó, bám bản, gần dân.
Mặc dù sắp bước sang tuổi 78, nhà văn Võ Bá Cường vẫn miệt mài với những chuyến đi khắp mọi miền Tổ quốc để “gõ cửa” những số phận, để “cắm bản” ở những vùng đất mà ông sẽ tái hiện trong những trang viết ngồn ngộn chất sống.
44 thầy giáo “cắm bản” dưới chân núi Nậm Tột đã làm được điều kỳ diệu khi được trao giải thưởng ấn tượng VTV năm 2017 ở hạng mục Nhân vật của năm. Mới đây nhất, trường được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua.
Thực hiện 4 cùng với nhân dân, mỗi cán bộ Công an cắm bản phải đặt mình vào đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán, cách nghĩ, cách sinh hoạt với nhân dân... Sự giản dị, thân thiện, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ mọi người như lời dạy của Bác Hồ kính yêu, đó chính là bí quyết của sự thành công.
Mờ sáng một ngày chớm đông, tôi và Đại tá Nguyễn Thái, Trưởng ban Thời sự - Chính trị - Nghiệp vụ Báo CAND (hiện đã nghỉ hưu) cùng nhà báo Thu Uyên có mặt ở cao nguyên Mộc Châu đã theo chân Tổ công tác đặc biệt 135 đến từng gia đình các đối tượng có lệnh truy nã liên quan đến tội mua bán, vận chuyển ma túy để vận động họ ra đầu thú. Chuyến đi này không chỉ gian nan, vất vả phải cuốc bộ vào bản, mà còn chứa đựng sự hiểm nguy...
Mường Tè là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Nơi đây đang vào mùa mưa. Cơn mưa ban sớm bất chợt xuất hiện. Thoáng chốc, trên khắp các chòm bản Ka Lăng, Mường Tè, Pa Ủ... (huyện Mường Tè) trắng xóa mưa rừng. Hôm nay cũng vậy, các cán bộ chiến sĩ của Đồn Công an Pắc Ma - Công an huyện Mường Tè lại xuống bản, thăm hỏi, trò chuyện và tuyên truyền kiến thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
Trong thời gian “cắm bản” gieo chữ cho các em, cô giáo trẻ từ miền xuôi lên đây đã hết lòng vì học sinh thân yêu, được các em yêu quý, bà con cảm mến. Ngày rời bản, để ghi nhớ công ơn, bà con bản địa đã đề nghị cơ quan chức năng lấy tên cô giáo để đặt tên cho một cây cầu dẫn vào bản.
Mùa này, cảnh vật nơi vùng biên Si Ma Cai (Lào Cai) đẹp thay. Nơi phía đỉnh đèo Lử Thẩn, mặt trời ló rạng. Ánh mình minh ngày mới lẫn với sắc thắm của những cánh đào rừng, bất giác tựa cô gái bản người Mông vận chiếc váy rực rỡ sắc màu hân hoan xuống chợ phiên. Hôm nay, chị Ly Thị Pao cùng người thân cảm thấy phấn khởi hơn khi có các cán bộ Công an "cắm bản" xuống phụ giúp gia đình đơm thóc, xếp ngô vào bị để đợi đón một mùa xuân mới...
Những ngày đầu năm học mới, con đường “sợi chỉ” vắt ngang lưng đèo Điện Biên đưa chúng tôi tới xã Mường Nhà (huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên). Đặt chân lên nơi phên dậu của Tổ quốc này, tận mắt chứng kiến cuộc sống, sự miệt mài “gieo mầm” cho những ước mơ học sinh nghèo của các thầy, cô giáo “cắm bản”, chúng tôi thấy thật ấm lòng.