Trong năm 2024, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thu trên 393 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc, tăng 14,2% so với năm 2023.
Trong năm 2024, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thu trên 393 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc, tăng 14,2% so với năm 2023.
Môi trường số đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan, nhất là trong bối cảnh hành vi vi phạm bản quyền trên không gian mạng có sự tham gia của nhiều chủ thể từ các quốc gia khác nhau, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý hành vi vi phạm trong thẩm quyền tài phán quốc gia.
Việt Nam được xác định là thị trường hấp dẫn, nhiều dư địa phát triển thị trường tiêu dùng các sản phẩm văn hoá trên nền tảng số nhưng cũng là lãnh địa tiềm ẩn nhiều bất cập khiến người làm nghề, nhà đầu tư lo lắng, trong đó có vấn về bảo vệ bản quyền.
Trước khi show diễn đình đám Born Pink diễn ra chỉ 1 tuần, Hiệp hội Bản quyền âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) đã gửi thư tới Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và đơn vị tổ chức là Công ty TNHH Âm nhạc IME với cảnh báo “Trong trường hợp giấy phép bản quyền âm nhạc không được cấp trước khi diễn ra chương trình, đề nghị IME ngừng biểu diễn các tác phẩm âm nhạc thuộc kho tác phẩm của KOMCA”.
Chiều 28/7, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thông tin, Trung tâm đã thỏa thuận được tiền bản quyền đêm nhạc BlackPink tại Hà Nội với Công ty IME- đơn vị tổ chức đêm nhạc.
Chiều 27/7, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết, Trung tâm này đã gửi văn bản tới UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, đề nghị thu hồi giấy phép đêm diễn của ban nhạc BlackPink sẽ diễn ra vào ngày 29 và 30/7 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Thời gian vừa qua, vấn nạn tranh giả, tranh đạo nhái nói riêng, vi phạm bản quyền trong lĩnh vực hội họa nói chung diễn ra một cách tràn lan với quy mô và mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi khiến không ít họa sĩ và những ai quan tâm đến nền mỹ thuật Việt Nam buồn bã, xót xa. Cần có chế tài đủ mạnh để làm lành mạnh hóa nền mỹ thuật nước nhà.
Ngày 3/6, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh dừng tổ chức cuộc thi Hoa hậu sinh thái thiếu niên Việt Nam 2023”, tên tiếng Anh là “Miss Eco Teen Vietnam 2023”…
Theo số liệu từ Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA), tính đến tháng 1/2023, cả nước có 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương 79,1% tổng dân số, tăng 5,3 triệu so với năm 2022. Sự phát triển của các nền tảng xuyên biên giới đã mở ra một thế giới phẳng, cho phép các nhà sáng tạo nội dung số tiếp cận với công chúng một cách dễ dàng hơn. Tuy vậy, trong bối cảnh sáng tạo nội dung số trở thành một sân chơi giàu tiềm năng, đa sắc cũng là lúc các cá nhân, tổ chức phải đối mặt với những rào cản, đặc biệt là vấn đề bản quyền nội dung số với những tranh chấp ngày càng phức tạp.
Việc ký kết thỏa thuận về giấy phép sử dụng ảnh của ông Ronald L. Haeberle là sự thành công của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ngãi, giải quyết vấn đề về bản quyền tác giả bức ảnh từ khi các bức ảnh này được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ từ năm 1978 đến nay, làm cơ sở trưng bày lâu dài bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ, phục vụ nhân dân, du khách và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ mai sau.
Ngày 7/1, tại Hà Nội, Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) chính thức công bố là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có bản quyền phát sóng Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 32). SEA Game 32 sẽ diễn ra tại Cambodia vào tháng 5/2023.
Ngày 19/11, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố dịch vụ truyền hình Viettel TV360 đã chính thức có bản quyền tiếp phát sóng toàn bộ giải đấu World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam, sẵn sàng đem đến những trải nghiệm đỉnh cao, sôi động cho người hâm mộ bộ môn thể thao vua.
Các ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với một thị trường sôi động cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa sáng tạo nội địa trong những năm tới. Tuy nhiên, các ngành này hiện đang gặp phải nhiều thử thách do những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
Ngày 13/9, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố tin vui cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam về việc TV360 đã đạt được thỏa thuận với Liên đoàn bóng đá Indonesia trong vấn đề bản quyền phát sóng các trận đấu trong khuôn khổ Vòng loại giải bóng đá U20 Châu Á.
Chiều ngày 6/6, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Khang Việt Nam (Công ty Minh Khang) họp báo công bố bản quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022 – MISS PEACE VIETNAM 2022. Ngày 7/6, Công ty Cổ phần Quảng cáo Thương Mại Sen Vàng (Công ty Sen Vàng) cũng tổ chức họp báo Hoa hậu Hoà Bình Việt Nam 2022 – Miss Grand Việt Nam.
Gần đây, tại Việt Nam, sách tinh gọn xuất hiện khá phổ biến, trở thành một xu hướng tất yếu đáp ứng nhu cầu đọc trong thời đại số. Tuy nhiên, vấn đề bản quyền sách tinh gọn vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, nguyên nhân của những tranh cãi quanh sử dụng Tiến quân ca - Quốc ca, trong đó có việc tắt tiếng Quốc ca Việt Nam trong phần mở đầu trước trận thi đấu chính thức của đội tuyển Việt Nam và Lào tại AFF Cup vào tối ngày 6/12 là do thiếu quy định cụ thể về việc sử dụng ca khúc này.
Dù với bất cứ lý do nào, việc này không thể chấp nhận được. Đó là khẳng định chung của rất nhiều người ngay sau khi thông tin Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong phần mở đầu, trước trận thi đấu giữa Việt Nam và Lào vào tối ngày 6/12.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, khi tiêu chí “ở nhà là yêu nước”, nhiều người đã chọn các hình thức giải trí tại nhà như là cách thể hiện văn hóa, thái độ, trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội. Trong bối cảnh đó, phim online phát triển mạnh là điều tất yếu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến tình trạng phim “lậu” vốn đã tràn lan nay càng khó kiểm soát.