Cuối giờ chiều một ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại cổng Trường Tiểu học Rạch Ông trên đường Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, TP Hồ Chí Minh và ghi nhận: Vỉa hè phía trước cổng trường chỉ rộng chừng chưa đầy 1,5 mét luôn bị người dân chiếm dụng toàn bộ bề mặt, bày đủ thứ bánh kẹo, đồ ăn thức uống, nhất là đồ ăn vặt để bán cho học sinh và người đi đường.
Vì sao tình trạng buôn bán hàng rong trước các cổng trường học, bệnh viện… vẫn tồn tại, mặc dù chính quyền địa phương cho biết thường xuyên tuyên truyền và xử lý vi phạm? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra, trong đó không ít người nghi vấn có sự tiếp tay nào đó.
Ngày 3/7, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa phối hợp Công an huyện Gia Lâm làm rõ đối tượng "chăn dắt" người khuyết tật đi bán tăm tre, xin tiền người dân.
Dù không thuộc phạm vi quản lý nhưng nhóm người Ban quản lý (BQL) chợ Tứ Hạ đã kiểm đếm, phân loại, cưỡng chế đưa một số lượng trái cây từ sạp của một tiểu thương đẩy vào bên trong chợ. Khi nữ tiểu thương này bị ngã, bất tỉnh, nhóm người này không có động thái hỗ trợ nạn nhân.
Vì hoảng hốt do bị cưỡng chế hàng hóa nên chị Hải ngã đập đầu xuống đường bất tỉnh. Dù chị Hải nằm bất động nhiều phút nhưng những người thuộc Ban quản lý (BQL) chợ Tứ Hạ không có động thái sơ, cấp cứu hay hỗ trợ đưa nạn nhân vào Bệnh viện.
Hàng ế, thu nhập giảm..., đó là tình trạng chung của những người bán hàng rong khi được hỏi đến. Mặc dù đợt dịch COVID-19 lần này, Hà Nội và nhiều thành phố lớn không thực hiện giãn cách xã hội, thế nhưng những người bán hàng rong vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Những ngày qua, thời tiết Hà Nội vốn đã ô nhiễm không khí nghiêm trọng lại thêm rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, người lao động trong nhiều ngành nghề tại Thủ đô vẫn phải duy trì công việc mưu sinh 24/24h và trong hoàn cảnh ấy, nhiều biện pháp chống rét đã được áp dụng.
Vài tuần trước, một làn sóng phản ứng rất mạnh mẽ trên mạng xã hội đã nổ ra sau khi đoạn trích video clip một biên tập viên của một kênh truyền hình lớn đã dùng ngôn ngữ rất thiếu chuẩn xác khi gọi những người bán hàng rong là "ký sinh trùng".
“Điều này cho thấy anh em làm công tác bảo vệ ý thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ được phân công, mặc dù đã được quán triệt ngay từ đầu với tinh thần nội bất xuất ngoại bất nhập”, Đại tá Lê Việt Thắng nói.
Anh Trần Khánh Vui (SN 1988, ngụ TP Bạc Liêu, người bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19) và 3 người cùng cách ly có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19.
Anh V. đang trên đường đi từ nhà qua khu cách ly thì ông T. là bệnh nhân dương tính với COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu kêu bán một ly trà đường.
Giữa thời dịch bệnh COVID-19, cảnh buôn bán ế ẩm là tình hình chung, ai cũng bị ảnh hưởng và phải chấp nhận. Nhưng có lẽ, những người bán hàng rong gặp nhiều khó khăn nhất, khi trên tay họ không có nguồn vốn để cầm cự…
Từ một cô bé bán hàng rong, chưa học hết tiểu học, Tẩn Thị Shu – cô gái trẻ dân tộc Mông đã thành lập công ty Sapa OChâu, cơ sở du lịch đầu tiên của người Mông tại xã Lao Chải (Sapa) theo mô hình du lịch cộng đồng.
Từ việc sử dụng người khuyết tật để ăn xin, Thành thu lợi khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng. Số tiền này Thành sử dụng cho việc chi tiêu cá nhân. Ngoài anh H, Thành còn “chăn dắt” nhiều người khuyết tật và trẻ em.
Tình trạng đò, mủng nhỏ đeo bám tàu du lịch để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long, đã tồn tại suốt nhiều năm qua. Hành vi trên không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch mà còn mất ATGT, nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù, chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng liên quan đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn, xử lý, tuy nhiên vi phạm trên vẫn còn tiếp diễn.
Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành” đang được Hà Nội giao các ngành, chủ đạo là ngành Công Thương xây dựng với tham vọng để người dân Thủ đô, trước nhất ở các quận nội thành không còn phải sử dụng hoa quả bán rong, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Từ ngày 10-3, khi toàn TP ra quân lập lại trật tự vỉa hè, cũng là lúc hàng nghìn quán cóc, hàng ăn vốn quen sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán tạm đóng cửa. Tâm lý chung của những người kinh doanh hàng rong, quán cóc đều rất buồn, thậm chí, không thiếu những giọt nước mắt khi nguồn sống chính của cả một gia đình là vỉa hè từ nay đã chấm dứt.