Tiết kiệm năng lượng vấn đề cấp bách
- Tìm giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- Xác định cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng
- Đảm bảo an toàn an ninh năng lượng để phát triển đất nước
- Trí tuệ và tâm huyết với an ninh năng lượng
- Không vì lợi ích cục bộ của EVN làm phương hại an ninh năng lượng quốc gia
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm, thì nhu cầu điện thương phẩm các năm 2020, 2025, 2030 sẽ tương ứng là 235 tỷ kWh, 352 tỷ kWh và 506 tỷ kWh (tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,93 tỷ kWh).
Nếu tổng công suất đặt của toàn hệ thống hiện nay là khoảng 54.000 MW (bao gồm cả năng lượng tái tạo) thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 60.000 MW và dự kiến lên đến 129.500 MW vào năm 2030. Đây là một thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng trong việc đảm bảo thu xếp và huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải, phân phối, đầu tư, phát triển nguồn điện mới cũng như cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện.
Quang cảnh diễn đàn |
Báo cáo của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 mục tiêu tiết kiệm từ 5 - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước đã đạt được. Con số này tương đương với việc tiết kiệm từ 11-17 triệu TOE (đơn vị tiêu thụ năng lượng). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng giảm dần trong giai đoạn 2011-2015, đáng kể như ngành thép (giảm 8,09%); ngành xi măng (giảm 6,33%); ngành dệt sợi (giảm 7,32%).
Tuy nhiên, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, so với mức trung bình của thế giới, tiêu thụ năng lượng Việt Nam chỉ bằng khoảng 30-35%, tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60%... Trong khi đó, tốc độ tăng sử dụng điện quốc gia của Việt Nam trong thập niên qua luôn cao hơn 2-3 lần tốc độ tăng năng suất lao động.
Trong thời gian tới, nhiều nhà đầu tư dịch chuyển sang Việt Nam do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, có thể gây ra tăng mạnh đầu tư “công nghệ cũ – tốn năng lượng”, tốc độ đô thị hóa, biến đổi khí hậu... cũng tạo áp lực lên việc cung ứng điện. Do vậy, cần có cách tiếp cận mới về sử dụng năng lượn; phải điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng (điện) cả từ phía cầu sử dụng, bằng giá bán, tiết kiệm điện...
An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. |
Theo ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội KH&CN, cần đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng: Thay đổi dây chuyền, công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất thấp.