Lãnh đạo TP Cần Thơ đối thoại với doanh nghiệp
- Thủ tướng sẽ đối thoại với doanh nghiệp vào ngày 17-5
- Đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc về thuế và hải quan
- Chính quyền Quảng Ninh đối thoại với doanh nghiệp
- Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp FDI
Buổi đối thoại nhằm hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho các DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, tiêu thụ hàng hóa và việc thực hiện các thủ tục hành chính… tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất.
Tham dự buổi đối thoại có trên 100 đại biểu, gồm: Thường trực Thành ủy, UBND thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Cần Thơ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ; UBND các quận, huyện; đại diện các sở, ban, ngành; Hiệp hội; các DN trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Cần Thơ đối thoại với doanh nghiệp. |
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP Cần Thơ, năm 2019, thành phố đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.500 DN, tổng vốn đăng ký 12.000 tỉ đồng, nâng tổng số DN đang hoạt động lên 8.600 DN, chiếm 26% DN cả vùng ĐBSCL.
Tại buổi đối thoại, đại diện các DN thẳng thắn bày tỏ những vướng mắc và kiến nghị đến ngành chức năng xoay quanh những vấn đề về vốn, nguồn nguyên liệu, đất đai, tài nguyên và môi trường, thủ tục hải quan...
Đại diện một số DN thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm kiến nghị thành phố cần có phương thức hỗ trợ DN vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để đầu tư phát triển trong tương lai.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. |
Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung Thạnh (Cờ Đỏ), phản ánh: “Khó khăn lớn nhất của DN lúa gạo là thiếu vốn. Để bao tiêu cánh đồng, đầu tư công nghệ, sản xuất truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu vào thị trường khó tính nếu không có nguồn vốn chủ động thì không thể làm trong khi thành phố không có nguồn hỗ trợ và ngân hàng gần như siết chặt”.
Theo ông Quang, máy móc trong nhà máy xay xát hiện nay đã lỗi thời, gây tổn thất lớn với chi phí từ 100-120 đồng/kg lúa vụ thu đông và 80 đồng/kg lúa vụ đông xuân. Trong khi dùng công nghệ hiện nay là nồi hơi tầng sôi, tiết kiệm năng lượng, sấy kiểm soát nhiệt thì chỉ mất 35 đồng/kg lúa.
“Chúng tôi cần vốn hơn cần giảm lãi suất. Đội ngũ lao động chất lượng cao thiếu trầm trọng. Thậm chí có người vận hành máy móc hàng trăm tỉ nhưng chỉ học hết lớp 3, lớp 4. Thành phố có Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thì có để hỗ trợ DN đào tạo con người để vận hành máy móc, thiết bị hiện đại”, ông Quang đề xuất.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, thời gian qua Cần Thơ tập trung tháo gỡ các vướng mắt về cơ chế, chính sách kịp thời, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, DN.
Tuy nhiên, thành phố còn phải làm nhiều việc hơn nữa để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ DN biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh và bền vững trong nền kinh tế số, thời kỳ công nghiệp 4.0.