Các doanh nghiệp Việt Nam đón chờ CMCN 4.0 một cách tích cực
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đầu tư để chuyển đổi trong Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Theo ước tính của PwC, "khẩu vị đầu tư" tại Việt Nam cao hơn 2-3 lần so với trung bình toàn cầu, cho thấy lợi thế chiến lược do CMCN 4.0 đưa ra đang được đón nhận một cách đúng đắn.
- MobiFone đang chuyển mình mạnh mẽ trong dòng chảy cuộc cách mạng 4.0
- Giới quản lý khách sạn bàn giải pháp thích ứng với cách mạng 4.0
- Cách mạng 4.0 trong giáo dục nhiều nước Giáo viên robot lên ngôi nhờ đủ tiện ích lớn
- Cách mạng 4.0: Nhận diện, tác động và ứng xử”
- Việt Nam có nhiều lợi thế để đón bắt cơ hội, lợi ích từ Cách mạng 4.0
Cùng với xu hướng số hóa nền kinh tế trên toàn cầu, Việt Nam đang dần tiến bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Đây là kết quả chính từ cuộc Khảo sát CMCN 4.0 Việt Nam năm 2018 do PwC thực hiện.
Bảng kết quả trả lời các câu hỏi trong thống kê của PwC |
Trên hành trình chuyển đổi theo CMCN 4.0, Việt Nam cũng đang gặp phải những thách thức riêng so với các quốc gia khác trên thế giới, xuất phát từ mức độ trưởng thành của thị trường. Những người tham gia khảo sát của PwC tại Việt Nam quan ngại nhất về tình trạng thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật số, thiếu kỹ năng của lực lượng lao động trong nước, cũng như an ninh và bảo mật dữ liệu. Đáng chú ý, các doanh nghiệp chỉ có hiểu biết hạn chế về các kỹ năng, kiến thức và khả năng cần thiết để thực thi tích hợp số hóa trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bất chấp những thách thức này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đầu tư để chuyển đổi. Theo ước tính của PwC, khẩu vị đầu tư tại Việt Nam cao hơn 2-3 lần so với trung bình toàn cầu, cho thấy lợi thế chiến lược do CMCN 4.0 đưa ra đang được đón nhận một cách đúng đắn.
Ông Grant Dennis, Tổng Giám đốc Công ty PwC Consulting Việt Nam cho biết: “Để tiến bước trong thời đại CMCN 4.0, điều cần phải làm là xây dựng và triển khai được các năng lực số và hạ tầng số trên toàn Việt Nam. Dựa vào kinh nghiệm tư vấn cho nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị thực tiễn để đẩy mạnh quá trình này, bao gồm việc nâng cao nhận thức thông qua các cơ quan ngành, hay khuyến khích phát triển mạng lưới hạ tầng và các trung tâm sáng tạo.”
Một số nhận định nổi bật trong báo cáo:
|