Sau vụ cá nục nhiễm chất cực độc Phenol, khó tiêu thụ được cá
- Xử lý khắc phục tình trạng cá chết trắng ở hồ Hoàng Cầu
- Hiện tượng cá chết không ảnh hưởng đến thủy sản xuất khẩu
- Đã xác định được nguyên nhân cá chết
- Hơn 70 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Được biết, hiện nay trên địa bàn Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh có 54 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, trữ đông cá để cung cấp ra thị trường, 8 cơ sở cấp đông vừa, 4 kho đông lớn. Trong đó, 2 kho đông lớn nhất là cơ sở Dũng Thuộc (nơi xác định có cá nục bị nhiễm độc) và cơ sở của anh Trần Văn Sơn.
Trước thông tin cá nục bị nhiễm chất độc, anh Trần Văn Sơn khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh chia sẻ: "Tôi rất lo ngại cá sẽ khó tiêu thụ trong thời gian này. Từ trước đến nay cá đã không bán được, nay thông tin cá nục bị nhiễm độc càng gây hoang mang hơn.
Hiện vựa cá của gia đình còn khoảng 80-100 tấn trữ trong kho lạnh. Một nửa thu mua trước thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết, số còn lại thu mua sau 15 ngày. Số cá này đều được cấp giấy chứng nhận đánh bắt ở vùng an toàn. Trong đó, có nhiều loại cá khác nhau, riêng cá nục khoảng 20 tấn. Bây giờ có thông tin như vậy chúng tôi cũng không xuất được hàng nên rất lo lắng. Mong các ngành chức năng sớm kiểm nghiệm và đưa ra kết luận chính xác để người dân yên tâm tiêu thụ''.
Từ sau sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt tại các bãi biển, từ ngày 3/5 đến nay Cảng cá Cửa Tùng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận hải sản đánh bắt vùng an toàn cho 100 tàu, với sản lượng khoảng 3.700 tấn.
Ông Nguyễn Tiến Long, Trưởng cảng cá Cửa Tùng cho biết, cá của các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân cập bến được các lực lượng liên ngành cấp giấy chứng nhận an toàn mới được xuất bán. Riêng Cảng cá chỉ thống kê được số lượng tàu thuyền, sản lượng thủy sản, còn kiểm tra chất lượng do các đơn vị chuyên môn.