Ukraina khoe hệ thống tên lửa đủ sức chọi S-300/400 của Nga

Thứ Hai, 08/08/2016, 17:36

Báo chí Ukraina đưa tin các kỹ sư quân sự nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo Grom mới nhất bằng quỹ nghiên cứu & phát triển của một khách hàng nước ngoài giấu danh tính. Nhiều chuyên gia Nga đưa ra bình luận về triển vọng của hệ thông, và đặt câu hỏi về đối tác nước ngoài ẩn danh.

Ngày 7-8, trung tâm thông tin khu vực Dnepropetrovsk (MOST) đưa tin chính phủ Ukraina đang thúc giục Cục thiết kế Khoa học Kỹ thuật Yuzhnoye và Nhà máy Hóa chất Pavlograd tham gia phát triển vũ khí mới.

Các kỹ sư giải thích Grom đang được phát triển nhờ nguồn viện trợ tài chính của một khách hàng nước ngoài. Hệ thống đã bước vào năm phát triển thứ 3, và sẽ được thử nghiệm trong mùa Thu năm nay, MOST đưa tin.

Phát biểu với MOST, tổng giám đốc nhà máy hóa chát Pavlograd-Leonid Schiemann giải thích rằng sau khi nhận nguồn viện trợ tài chính trị giá 40 triệu USD, các kỹ sư đã tạo ra tiềm năng sản xuất cần thiết để tạo ra nguyên mẫu vũ khí.

Theo ông Sheimann, Grom sẽ cho phép quân đội Ukraina chiến đấu hiệu quả hơn ở miền Đông và ngăn chặn mọi cuộc tấn công của bất kỳ quân xâm lăng nào.

Mô phỏng hệ thống tên lửa Grom của Ukraina

Hoạt động phát triển Grom lần đầu tiên được công bố tại triển lãm quốc phòng Kiev năm 2014. Một năm sau, Ukraina tuyên bố sản xuất hàng loạt loại vũ khí này bắt đầu từ năm 2018. 

Grom dự tính có tầm bắn 280 và có thể lên đến 500km đối với phiên bản nâng cấp, nó sẽ thay thế hệ thống Tochka-U có từ thời Xô viết đã cũ. Tổ hợp sẽ sử dụng tên lửa Korshun để tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất.

Các nhà thiết kế Ukraina khẳng định Grom có khả năng “quật ngã” những hệ thống tên lửa hiện đại nhất thế giới, bao gồm S-300/400 của Nga. Tương tự như Iskander, tên lửa Grom dự kiến sẽ đầu đạn có quỹ đạo bay không thể đoán trước.

Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự Mardasov đặt nghi vấn, liệu nền công nghiệp quân sự Ukraina có thật sự đủ khả năng để chế tạo vũ khí mới. “ Số phận của hệ thống Borisfen và Sapsan từng được Kiev khoe rầm rộ trước đó đã phải ngưng lại vì thiếu kinh phí vào năm 2003. Chương trình phải chấm dứt vào năm 2013, sau khi có khoảng 24,5 triệu USD chi cho nó”.

Sau cuộc đảo chính Maidan lật đổ chính quyền (cựu) Tổng thống Victor Yanukovych năm 2014, chính quyền Kiev mới thân phương Tây khoe hàng loạt vũ khí mới, chẳng hạn Neptun-hệ thông tên lửa chống tàu chiến, Olha-hệ thống tên lửa đất đối đất và Korshun hệ thống tên lửa đa năng đất/mặt biển đối không. 

Nhưng rồi, Korshun vẫn chưa được thử nghiệm, nó có hình dáng bên ngoài trông rất giống tên lửa hành trình Kh-55 tầm xa của Liên Xô, trong khi Olha hóa ra chỉ là một phiên bản nâng cấp vụng về từ hệ thống tên lửa đa năng từng phục vụ quân đội Xô viết.

Ông Madorsovđặt ra 2 câu hỏi quan trọng, có thể trong tương lai gần Lữ đoàn Tên lửa 19 Ukraina đồn trú ở Khmelnitsky sẽ đượ trang bị hệ thống Grom? Và ai là nhà tài trợ nước ngoài cho dự án?

Để trả lời, báo Svobodnaya chuyển 2 câu hỏi đến cho một số chuyên gia Nga, bao gồm tiến sĩ Yuri Savelyev, một nhà khoa học tên lửa có trình độ chuyên môn sâu, rộng kiêm cựu hiệu trưởng Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc gia Baltic.

Savelyev bắt đầu bằng cách nhắc lại rằng Mỹ đang chủ động hợp tác với Ukraina trong lĩnh vực tên lửa. Chẳng hạn, ông nêu rõ trong những năm 1990, Boeing từng tham gia dự án tên lửa du hành vũ trụ SL cùng với Ukraina.

Tuy nhiên, chuyên gia Nga khẳng định ông không thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy Mỹ tham gia dự án Grom. Thực tế, ông tin đó là Đức. Quốc gia châu Âu đang “thuê” Ukraina phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mới. “Đức có thể là nhà tài trợ…Quân đội Đức hiện chỉ đang sử dụng hệ thống MLRS M270 của Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ từ Kiev, Berlin sẽ có cả 2 hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm xa trong tương lai”, ông Savelyev nhấn mạnh.

Nhưng, ông Alexander Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Moscow cho rằng khách hàng nước ngoài bí ẩn có thể là những quốc gia như Pakistan hoặc Triều Tiên và thậm chí có thể Belarus và các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Trúc Phạm
.
.
.