Nga và Iran lại khiến NATO “sốc” khi ký hợp đồng cung cấp tên lửa mới
- Iran "khoe" tiểu đoàn S-300 đầu tiên
- Sau S-300, Iran mua nhiều xe tăng chiến đấu T-90 của Nga
- Iran thử tên lửa mới Simorgh khiến Lầu Năm Góc “nóng mặt”
- Iran sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa “niềm tin” tương tự S-300
Tên lửa vừa chuyển giao có thể sử dụng cho lá chắn tên lửa S-300 PMU2-hệ thống phòng không hiện đại và đáng gờm nhất thuộc dòng S-300.
Theo nhà sản xuất vũ khí Nga, S-300 PMU2 chỉ cần 5 phút để chuẩn bị tác chiến chống lại mục tiêu không kích của kẻ thù.
Radar được trang bị cho lá chắn tên lửa là N6E Big Bird 64 có thể cùng lúc phân loại 200 mục tiêu, theo dõi 12 mục tiêu và truyền thông tin đến radar kiểm soát hỏa lực chỉ trong nháy mắt.
Hệ thống tên lửa S-300PMU2 |
Tư lệnh Lữ đoàn Phòng không Khatam ol Anbia, Chuẩn Tướng Farzad Esmayeeli tuyên bố vào chiều 18-7 rằng hợp đồng giữa Iran và Nga về cung cấp hàng loạt hệ thống tên lửa S-300 cho Tehran sẽ hoàn tất vào ngày 20-3-2017.
“Việc cung cấp hệ thống tên lửa S-300 vẫn tiếp tục theo hợp đồng đã thỏa thuận”, ông Esmayeeli cho biết.
Iran đã khoe một tiểu đoàn S-300 trong lễ duyệt binh ở Tehran vào đầu năm nay.
Nhấn mạnh vai trò trọng tâm của căn cứ không quân Khatam ol Anbia, nơi triển khai lá chắn tên lửa S-300, Tướng Iran cho biết hệ thống có thể theo dõi và bảo vệ không phận như một phần hệ thống phòng thủ tích hợp 24/24 giờ của Iran.
Ông Esmayeeli cũng tuyên bố đơn vị của ông có kế hoạch thực hiện nhiều cuộc tập trận khác nhau trên khắp đất nước, khám phá khả năng sản xuất và công nghệ tên lửa.
Trong bài phát biểu liên quan vào đầu tháng 7, ông Esmayeeli cho biết hệ thống S-300 sẽ bắt đầu phục vụ quân đội Iran từ năm 2017.
“Hệ thống S-300 sẽ được lắp đặt và triển khai, nó sẽ hoạt đồng vào cuối năm 2017”, Tướng Esmayeeli nói với báo giới.
Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Hessein Dehqan thông báo hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất sẽ sớm được chuyển đến căn cứ Khatam ol Anbia, ông cho biết thêm phiên bản hệ thống tên lửa Bavar (Niềm tin chiến thắng) 373 của Iran sẽ sớm được sản xuất.
Moscow và Tehran đã ký một hợp đồng về cung cấp 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU1 vào năm 2017.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Iran khẳng định, việc xây dựng lá chắn tự phát triển Bavar 373 đang tiến đến giai doạn cuối, và cho biết thêm: “hệ thống có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, bao gồm tên lửa đạn đạo/hành trình, máy bay chiến đấu và trực thăng. Nó có thể theo dõi, phân loại nhiều mục tiêu cùng lúc”.