Trung Quốc tuyên bố đã trả lại tàu lặn thu giữ của Mỹ ở Biển Đông
Hãng BBC dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, chiếc tàu lặn không người lái UUV đã được trả lại tại vùng biển phía Tây Bắc cách vịnh Subic, Philippines 90km, nơi từng bị Bắc Kinh bắt giữ trước đó.
- Trung Quốc đồng ý trả tàu lặn không người lái cho Mỹ
- Không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông1
- Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi trừng phạt Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Động thái này diễn ra sau tuyên bố từ phía bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18-12 về việc trả lại tàu lặn cho Lầu Năm Góc.
Trong một tuyên bố ngắn gọn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: ''Sau cuộc tham vấn hữu nghị giữa Trung Quốc và Mỹ, công việc bàn giao tàu lặn không người lái đã hoàn thành suôn sẻ vào trưa 20-12''. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối mọi câu hỏi liên quan tới chi tiết việc bàn giao.
Vị trí nơi cuộc trao trả diễn ra. Ảnh: BBC |
Mặc dù thừa nhận chiếc UUV đã được trả lại, song phía Mỹ vẫn tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về việc bắt giữ thiết bị quân sự quốc gia, cho rằng hành động này ''không phù hợp với pháp luật và quy tắc ứng xử giữa các lực lượng hải quân trên vùng biển quốc tế''.
Phía Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, nơi mà luật phát quốc tế cho phép.
Tàu khảo sát hải dương học USNS Bowditch của Mỹ đưa thiết bị tàu lặn không người lái UUV đến Biển Đông. Song thiết bị này đã bị hải quân Bắc Kinh bắt giữ tại khu vực Tây Bắc vịnh Subic ngày 15-12. Ảnh: AP |
Việc Trung Quốc bắt giữ tàu lặn của Mỹ tại Biển Đông đã làm tăng thêm mối lo ngại của Mỹ về sự gia tăng quân sự của Trung Quốc cũng như những động thái hung hăng của nước này trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, trong đó bao gồm việc xây dựng các căn cứ quân sự trên biển.
Các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng tàu lặn có thể là một trong nhưng nỗ lực của Mỹ trong giám sát tranh chấp đường thủy. Ngược lại, việc bắt giữ tàu lặn cũng có thể là tín hiện thách thức mà Trung Quốc muốn gửi tới tân Tổng thống Trump, sau những tuyên bố cứng rắn củaông chống lại Bắc Kinh.