Ông Trump tự tin thắng kiện 16 bang
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19-2 bày tỏ tin tưởng rằng, ông sẽ thắng thế trước đơn kiện của 16 bang của Mỹ đệ trình nhằm ngăn chặn quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia của ông để tài trợ cho bức tường biên giới.
- Đường đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Trump cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un3
- Tổng thống Mỹ tạo sức ép với quân đội Venezuela
- “Pháo đài bay” bất khả chiến bại của Tổng thống Mỹ đặc biệt như thế nào?
- “Nội soi” chiếc xe có biệt danh “Quái thú” của Tổng thống Mỹ
- Ông Trump "tiếc" vì mất nhiều tiền từ khi làm Tổng thống Mỹ
Công nhân và nhân viên tuần tra biên giới Mỹ đứng cạnh một máy xúc làm việc trong một phần của bức tường mới tại El Paso, Texas, Mỹ. Ảnh Reuters. |
Một nhóm gồm 16 tiểu bang của Mỹ, trong đó có California và New York, đã đệ đơn tố Tổng thống Trump và các quan chức hàng đầu trong chính quyền của ông “lạm quyền” và cướp đi tiền đóng thuế cho cộng đồng để thực hiện lời hứa trong chiến dịch từ năm 2016 của ông nhằm hạn chế nạn nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy.
Nhóm các bang này bao gồm California, Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Virginia và Michigan.
Các bang này cho biết lệnh của ông Trump sẽ khiến họ mất đi hàng triệu USD tài trợ của liên bang cho các đơn vị Vệ binh quốc gia trong việc đối phó với hoạt động buôn bán ma túy cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Bài phát biểu trước báo giới tại Phòng Tổng thống Mỹ của ông Trump dường như cho thấy rằng ông không mấy quan tâm hay ngạc nhiên trước những pháp lý đến từ các bang.“Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ thành công trong vụ kiện”, ông Trump phát biểu. Thậm chí ông Trump còn dự báo trước tình hình này khi ông có bài phát biểu tại Vườn hồng của Nhà Trắng hồi tuần trước.
Liên minh tự do dân sự của Mỹ ngày 19-2 cũng đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quận của Mỹ ở California với cáo buộc rằng ông Trump đã không tôn trọng ý nguyện của Quốc hội khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Các chuyên gia pháp lý cho biết những thách thức đối với lệnh khẩn cấp của ông Trump, bao gồm cả những chỉ trích rằng hành động của ông là vi hiến, sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến rất khó khăn, thậm chí là không nắm chắc phần thắng.
Ông Trump ban bố lệnh khẩn cấp quốc gia theo một luật năm 1976 sau khi Quốc hội từ chối chi ngân sách 5,7 tỷ USD cho bức tường biên giới của ông. Bất đồng giữa Tổng thống và Quốc hội đã dẫn đến việc một phần của Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời trong 35 ngày, chuỗi ngày đóng cửa dài nhất trong lịch sử Mỹ.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã đạt được đồng thuận và tránh được một chuỗi ngày đóng cửa chính phủ khác với một thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD phân bổ cho bảo vệ an ninh biên giới. Ông Trump đã ký thỏa thuận này nhưng sau đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp.