Những lần "chạm trán" đáng nhớ của Putin và Obama
- Đòn “nốc ao” cuối cùng của chính quyền Obama với nước Nga
- Ông Obama bất ngờ chỉ trích Tổng thống Putin can thiệp bầu cử
- Ông Obama yêu cầu điều tra vụ tin tặc tấn công mạng bầu cử Tổng thống
- Tổng thống Putin: Không ai tin ông Trump thắng cử, trừ Nga
- Ông Putin tiếp tục là người quyền lực nhất thế giới
Lần chạm chán đầu tiên
Năm 2009, ông Obama vừa trở thành tổng thống Mỹ, trong khi ông Putin đã hoàn thành 2 nhiệm kỳ tổng thống và đang giữ cương vị Thủ tướng Nga. Mặc dù thời điểm đó, Tổng thống Putin trên danh nghĩa không còn là chính trị gia quan trọng nhất nước Nga, nhưng Tổng thống Obama dường như vẫn rất xem trọng việc gặp gỡ ông Putin.
Ông chủ Nhà Trắng đã đến thăm khu dinh thự của ông Putin ở ngoại ô Moscow. Cuộc thảo luận ban đầu dự kiến khoảng 90 phút, nhưng sau đó đã được kéo dài tới 120 phút.
Sau cuộc gặp gỡ, Obama mô tả về Putin là một người đàn ông thông minh, sắc sảo và cứng rắn.
Ông Obama được ông Putin tiếp đón tại dinh thự của mình ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Reuters |
Cuộc gặp mặt 2 tiếng tại Mexico
Năm 2012, sau khi tái đắc cử tổng thống, ông Putin có một cuộc gặp cá nhân với ông Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại San Jose del Cabo, Mexico.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu một giai đoạn mới của quan hệ Nga Mỹ khi mà trước đó Obama đã có 3 năm tương đối ngọt ngào với nước Nga dưới thời Tổng thống Medvedev.
Tại lần gặp gỡ này, hai bên đã bàn thảo trong hai giờ, với phần lớn thời gian bàn bạc về tình hình cuộc nội chiến vốn đang nhen nhóm diễn ra ở Syria sau khi những cuộc biểu tình ở Syria lan rộng và biến thành bạo lực.Theo lời các quan chức hai bên, cuộc thảo luận có hiệu quả, nhưng tình hình sau đó nhanh chóng xuống dốc.
Syria đến nay vẫn là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ Nga Mỹ.
Bức ảnh chụp khoảnh khắc "chạm mặt" đầy miễn cưỡng giữa hai nguyên thủ quốc gia hai siêu cường thế giới tại Mexico ngày 18-6-2012. |
2013: Chóng vánh và gượng gạo
Năm 2013, Tổng thống Putin và Tổng thống Obama gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G8 trước khi nhóm này loại Nga khỏi G8 ở Bắc Ireland. Cuộc "chạm chán" này đánh dấu bước ngoặt của quan hệ Nga Mỹ và để lại một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về ông Putin và ông Obama khi cả hai bên đều không thể giấu nổi sự thất vọng với đối phương.
Sự thất vọng đó là có thật: Ông Obama và các thành viên khác của G8 muốn kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức để kết thúc nội chiến, nhưng nước Nga của ông Putin đã phản đối và làm đổ bể kế hoạch này. Hãng tin Reuters mô tả cuộc hội đàm này là cuộc gặp giữa hai kẻ "cáu kỉnh".
Ngay sau cuộc họp, ông Obama tuyên bố rằng cuộc họp thượng đỉnh với ông Putin, dự kiến tổ chức tại Moscow trước thềm cuộc họp G20 tại St. Petersburg, bị hủy bỏ.
Cuối cùng, mặc dù Putin và Obama vẫn gặp nhau nhưng là trong một căn phòng lớn có sự hiện diện của quan chức các nước. Hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới khi đó đã trao đổi khoảng 20, 30 phút và Syria tiếp tục là chủ đề chính.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Lough Erne, Enniskillen, Bắc Ireland ngày 17-6-2013. |
Hai lãnh đạo Nga, Mỹ đã chạm mặt nhau trong bữa ăn trưa trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy (D-Day) tại Pháp. Tại đây, ông Obama và ông Putin đã có cuộc nói chuyện riêng khoảng 15 phút về cuộc khủng hoảng Ukraine. Đặc biệt, tại sự kiện này, vẻ mặt hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ được biên tập một cách khôi hài và chiếu trên màn hình lớn bởi nhiều kênh truyền hình.
Năm 2014 đánh dấu sự kiện quyết định quan hệ Nga-Mỹ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Hình ảnh Tổng thống Putin và Tổng thống Obama trên màn ảnh lớn tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy. Ảnh: AP |
Ngắn ngủi và lạnh nhạt bên lề hội nghị APEC 2014
Đây là lần thứ 2 trong năm 2014, Putin và Obama gặp nhau và mọi thứ dường như có dấu hiệu tồi tệ thêm.
Lần này là tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh hồi năm ngoái. Tại Bắc Kinh, ông Obama và ông Putin đã nói chuyện với nhau vài lần nhưng tổng cộng các cuộc nói chuyện chưa được 15, 20 phút.
Hai người đàn ông quyền lực tiếp tục nhìn nhau bằng ánh mắt lạnh lùng tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh tháng 11-2014. |
2015 - Một buổi tiệc bánh mỳ căng thẳng ở New York
Cả hai lại gặp nhau một lần nữa vào ngày 28-9-2015 trong một bữa trưa do cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tổ chức bên lề Hội nghị Đại hội đồng LHQ ở New York. Đây được cho là buổi tiệc bánh mỳ rất căng thẳng của Tổng thống Putin và ông Obama.
Tại đây, ông Obama đã chỉ trích việc Nga ủng hộ các nhóm ly khai miền Đông Ukraine cũng như sự can thiệp quân sự tại Syria. Trong khi đó Putin cáo buộc chính Mỹ là đạo diễn cho sự hỗn loạn tại Trung Đông và Bắc Phi. Putin sau đó đã đặt câu hỏi cho Obama: Ngài có biết ngài đã làm những gì chứ?
Sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi này, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc hội đàm riêng dài hơn trước khi ông Putin trở về Moscow.
Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trò chuyện trong bữa trưa do Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tổ chức nhân cuộc họp Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 70 ở New York ngày 28-9-2015. Ảnh: Getty |
2015 – Hội đàm trong phòng kín tại Paris
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp bên lề hội nghị chống biến đổi khí hậu tại Paris ngày 30-11-2015. Đây là lần hội đàm lần thứ 2 liên tiếp trong vòng 2 tuần của ông Obama và Putin, sau một phiên họp nhỏ tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lần gặp gỡ này, Putin thậm chí đã hạn chế nhìn thẳng vào người đồng cấp Mỹ. Tuy nhiên, đây là cuộc thảo luận rất quan trọng của 2 hên.
RT khi đó dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hai nguyên thủ quốc gia đã bàn về vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình Syria và Ukraine cũng như giải pháp nào để loại trừ IS.
Ánh mắt hờ hững giữa tổng thống 2 nước Nga – Mỹ tại hội nghị chống biến đổi khí hậu ở Paris ngày 30-11-2015. Ảnh: AP |
2016- Cuộc gặp mặt tại Trung Quốc
Ngày 5-9, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ hiếm hói trong năm 2016, một năm đầy biên động, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở thành phố Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc.
Tại đây, Tổng thống Nga Putin được cho đã giành lại thế chủ động trong một loạt cuộc gặp lãnh đạo thế giới, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trái ngược với hình ảnh bị xa lánh ở hội nghị này hai năm trước.
Trong cuộc hội đàm lần này, ông Putin và ông Obama tiếp tục bàn về Syria và Ukraine, dù rằng không đạt được thỏa thuận nào.
Càng về cuối nhiệm kỳ, mối quan hệ của Obama và Tổng thống Nga ngày càng có nhiều dấu hiệu đi xuống. Ảnh: Sputnik. |
Cuộc trao đổi chóng vánh giữa Obama và Putin khi cả hai tới tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Peru hồi tháng 11-2016 có thể là cuộc gặp gỡ riêng cuối cùng của hai nhà lãnh đạo trước khi ông Obama rời Nhà Trắng.
Theo giới chức Mỹ, Tổng thống Obama đã hối thúc Tổng thống Putin duy trì cam kết của Nga theo các điều khoản của thỏa thuận Minsk, nhấn mạnh cam kết của Mỹ và các đồng minh đối với chủ quyền của Ukraine và đề nghị nâng cao vai trò của ngoại trưởng hai nước trong việc “tiếp tục theo đuổi các sáng kiến cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn bạo lực và giảm thiểu thương vong cho người dân Syria”.
Tổng thống Putin sau đó đã gửi lời cảm ơn tới người đồng cấp Obama vì “những năm tháng hợp tác cùng nhau”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama trò chuyện khi tham dự hội nghị APEC tại Peru hôm 20-11. Ảnh: Reuters |
Mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ cũng như quan hệ của hai cường quốc liên tiếp vấp phải nhiều sóng gió trong thời gian gần đây. Ông Obama khi chỉ còn chưa đến 3 tuần tại vị đã kí một loạt quyết định trừng phạt Nga và lên án Tổng thống Nga Putin với hàng loạt lý do khác nhau.
Tuy nhiên, giới chuyên gia hi vọng quan hệ Nga - Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ được cải thiện vì lẽ quan hệ Nga- Mỹ tốt đẹp là yếu tố quan trọng nhất nhằm bình ổn thế giới và giải quyết các cuộc xung đột đang ngày có dấu hiệu căng thẳng trên toàn thế giới.