Bà Hillary Clinton có lật ngược được thế cờ nếu kiểm phiếu lại?
- Người biểu tình phản đối Donald Trump đốt "xe cơ bắp" Ford Mustang
- Bà Clinton vẫn còn cơ hội vì ông Donald Trump gian lận phiếu ở 3 bang?
- Tân Tổng thống Mỹ bất ngờ phản đối việc truy tố... bà Clinton
- Nếu Trump "đi quá xa" giá trị Mỹ, Obama sẽ trở lại
Đáng chú ý là các số liệu kiểm phiếu được cập nhật đến ngày 24-11 cho thấy, số phiếu phổ thông mà ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton giành được cao hơn Tổng thống mới đắc cử Donald Trump tới hơn 2 triệu phiếu.
Trong khi đó, cựu ứng viên Tổng thống thuộc đảng Xanh Jill Stein đã quyên góp được 4,6 triệu USD cùng sự ủng hộ của các cử tri để yêu cầu được kiểm phiếu lại tại 3 bang “chiến trường” gồm Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.
Theo tin từ tờ The New York Times, tính đến chiều 25-11, cựu ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Xanh Jill Stein đã vận động được 4,6 triệu USD, tức là vượt qua so với mức 2 triệu USD đã đặt ra. Số tiền này được dùng vào việc đề nghị chính quyền Washington tổ chức kiểm lại phiếu bầu ở 3 bang “chiến trường” gồm Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.
Chia sẻ trên trang web vận động quyên góp tiền để phục vụ lại việc kiểm phiếu, bà Jill Stein cho biết: “Sau cuộc bầu cử chia rẽ và đau đớn với việc yếu tố nước ngoài xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của các đảng, hòm thư cá nhân và cơ sở dữ liệu cử tri ở một số bang nhất định, nhiều người Mỹ đang hoài nghi về kết quả bầu cử. Nhiều ngày qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thông tin về khả năng xảy ra tình trạng vi phạm an ninh đối với kết quả bỏ phiếu. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn quyên góp để đề nghị kiểm lại số phiếu bầu”.
Trong khi đó, những người ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã bắt đầu mở chiến dịch kêu gọi người dân ủng hộ việc kiểm lại phiếu bầu.
Bà Jill Stein đang là người đi đầu trong chiến dịch kêu gọi kiểm lại phiếu bầu Tổng thống ở Mỹ. Ảnh: Washingtonblog. |
Theo họ, nhiều khả năng, kết quả kiểm phiếu tại 3 bang chủ chốt là Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đã bị sai lệch. Gần 5 triệu người dân Mỹ đã ủng hộ quan điểm này và cùng ký tên vào đơn thỉnh nguyện trên mạng để kêu gọi các đại cử tri quay sang ủng hộ bà Hillary Clinton và lật lại kết quả bầu cử bằng cuộc bỏ phiếu của đại cử tri diễn ra trong vài ngày tới.
Các số liệu cập nhật về việc kiểm phiếu phổ thông ở Mỹ tính đến ngày 24-11 cho thấy, bà Hillary Clitnon đã giành được 64.223.958 phiếu trong khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump chỉ nhận được 62.206.395 phiếu.
Sự cách biệt giữa hai ứng viên này về số phiếu bầu phổ thông đã lên tới hơn 2 triệu phiếu với phần thắng nghiêng về bà Hillary Clinton và nó càng củng cố thêm nghi vấn gian lận phiếu bầu mà nhóm nhà hoạt động gồm các luật sư và chuyên gia về máy tính đưa ra.
Tờ The New York Magazine cho biết, nhóm nhà hoạt động này gồm các luật sư về quyền bỏ phiếu John Bonifaz và Gám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh mạng và xã hội thuộc Đại học Michigan J.Alex Halderman cùng nhiều đại cử tri và quan chức trong đảng Dân chủ.
Bằng những thuật toán và cách trình bày của mình, những người này cho rằng, nếu gian lận phiếu bầu cử của cử tri thì bà Hillary Clinton có thể mất tới 30.000 phiếu ủng hộ. Cách duy nhất để chứng minh sự trong sạch vào lúc này là kiểm lại phiếu bầu.
Thời hạn để khiếu nại về việc kiểm lại phiếu bầu được thực hiện từ ngày 25-11 đến ngày 30-11. Tuy nhiên, cái khó cho những nhà hoạt động này chính là thái độ thờ ơ từ phía “người bị thiệt” là bà Hillary Clinton.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định là tôn trọng kết quả và không có ý định khiếu nại. Kể cả khi bà Jill Stein đưa ra các lập luận của mình, bà Hillary Clinton cũng không thể hiện bất kỳ một động thái nào.
Các nhà phân tích thì nhận định, để kiểm lại phiếu bầu ở một bang, cần ít nhất 1,1 triệu USD. Điều này có nghĩa số tiền mà bà Jill Stein hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu kiểm phiếu lại ở 3 bang. Hiện bang Wisconsin đã khẳng định sẵn sàng kiểm lại phiếu. Tuy nhiên, dù kết quả kiểm lại phiếu có thế nào thì đây chỉ là bước nhằm củng cố lòng tin của cử tri chứ không thể xoay chuyển được việc ông Donald Trump là Tổng thống mới đắc cử của Mỹ.
Hy vọng từ cuộc họp của cử tri đoàn Cử tri đoàn sẽ nhóm họp vào ngày 19-12 để bỏ phiếu chọn Tổng thống và những người ủng hộ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đang hy vọng phép màu sẽ đến. Theo Hiến pháp, Cử tri đoàn có thể bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, mặc dù kịch bản này rất khó xảy ra. Hiện một số lượng lớn đại cử tri Đảng Dân chủ đã đồng ý tham gia nỗ lực chung nhằm lật đổ Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump trong cuộc bỏ phiếu “phúc thẩm”. Các đại cử tri, chủ yếu là những người ủng hộ cựu thượng nghị sĩ Bernie Sander đến từ Washington và Colorado đang kêu gọi các đại cử tri khác bỏ phiếu trắng để chống lại ông Donald Trump. Nhóm đang vận động các đối tác trong Đảng Cộng hòa để trở thành “đại cử tri bất đồng”, hy vọng ngăn tỷ phú bất động sản nhậm chức Tổng thống. Đây là cách mà hệ thống bầu cử Mỹ hoạt động: tức là người dân Mỹ không trực tiếp bầu ra lãnh đạo cao nhất thông qua lá phiếu phổ thông. Thay vào đó, mỗi công dân bầu ra một đoàn đại cử tri ở bang nơi họ cư trú để cam kết ủng hộ một ứng viên chiến thắng ở bang đó. Cử tri đoàn cấp cho mỗi bang một số lượng đại cử tri bằng đại diện của họ tại Quốc hội, đây là một hệ thống có từ ngày lập quốc và thông qua Hiến pháp Mỹ vào năm 1776. Nó từng có mục đích ngăn các bang lớn quyết định kết quả bầu cử tổng thống, và đảm bảo cho các bang nhỏ hơn có sức mạnh quyết định kết quả chung. Ông Donald Trump thắng 306 phiếu đại cử tri so với bà Hillary Clinton chỉ được 232, chiến thắng “lốc xoáy” của ứng viên Đảng Công hòa diễn ra ở Ohio, Florida, Wisconsin và Pennsylvania. Phạm Trúc |