Chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng mang tầm vóc thời đại
- “Thế trận lòng dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ qua ngôn ngữ Xiếc
- Công bố hàng loạt tư liệu từ phía Pháp về chiến thắng Điện Biên Phủ
- Hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực”
- Cận cảnh hơn 300 hiện vật, tài liệu làm nên lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu này của dân tộc Việt Nam không chỉ được xem là dấu mốc quan trọng trong lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của quân và dân Việt Nam, mà còn góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. Truyền thông quốc tế đã dành những ngôn từ trang trọng nhất để ca ngợi chiến công này của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam là dấu mốc không thể quên trong lịch sử toàn cầu. Mở đầu bài viết mang tựa đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam”, tờ The Guardian của Anh khẳng định. Ngày 7-5-1954, sau cuộc chiến ác liệt kéo dài 57 ngày đêm giữa quân đội Việt Minh với lực lượng viễn chinh Pháp, quân đội Việt Minh đã chiếm ưu thế và giành chiến thắng”.
The Guardian phân tích rằng, trước khi Việt Minh phát động cuộc tấn công vào cứ điểm Điện Biên Phủ, lực lượng quân đội Pháp ở đó dưới quyền chỉ huy của Tướng Christian de Castries đã sai lầm trong đánh giá về cuộc chiến. Họ đã bị thuyết phục rằng, với hỏa lực, không lực, pháo binh, họ có thể đưa kẻ thù vào bẫy. Cả hai bên Pháp - Việt dường như đã xác định chiến thắng ở Điện Biên Phủ sẽ là tựu trung của mọi chiến thắng.
Chiều 7-5-1954, lá cờ Quyết chiến - Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Ảnh: TTXVN |
Tuy nhiên, “người Pháp đã hoàn toàn bất ngờ trước sức tấn công của Việt Minh. Họ không tưởng tượng được Việt Minh lại có thể có được hỏa lực mạnh như vậy. Họ có 20 khẩu pháo 105mm, 24 khẩu pháo 75mm, súng cối hạng nặng và súng phòng không.
Ngoài ra, còn có 30 tiểu đoàn thường trực - khoảng 40.000 quân - không tính quân đội địa phương và thanh niên xung phong”. Tờ báo kết luận: “Điện Biên Phủ là biểu tượng chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của nó lớn hơn rất nhiều, đó là dấu mốc mở ra một thời đại mới trên toàn thế giới – thời đại giải phóng dân tộc”.
Kênh truyền hình France24 của Pháp cũng đã dành riêng một chương trình để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ vang đội của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 không chỉ là “một cú đánh anh hùng đánh bại thực dân, mà còn là một thời điểm quan trọng của lịch sử đất nước”, đồng thời mô tả lại chi tiết cuộc chiến Điện Biên Phủ. France24 cũng dành những từ như “anh hùng”, “thiên tài chiến thuật” để mô tả về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đã “làm nên cuộc chiến có lẽ là quan trọng nhất trong lịch sử của phong trào giải phóng trên toàn thế giới”.
Từ Mỹ, trong bài viết “Điện Biên Phủ: Cuộc chiến đáng nhớ”, tờ the New York Times khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam đã chấm dứt sự ảnh hưởng của quân đội Pháp ở khu vực châu Á. Trong khi đó, tại châu Á, Tạp chí Diplomat ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ làm thay đổi lịch sử: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng thay đổi lịch sử, đồng thời cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân của các quốc gia khác trên khắp thế giới”.
Hãng thông tấn KPL của Lào đưa tin, chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ, kiên cường, thể hiện sự hy sinh của quân đội và nhân dân Việt Nam. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc viết về chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam với những câu từ thể hiện sự thán phục; đồng thời ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam.
Nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong (Trung Quốc) mô tả: “Điện Biên Phủ là một ví dụ mang tính biểu tượng về quyết tâm của một quốc gia tự đứng trên đôi chân của mình để chiến đấu và giành thắng lợi vẻ vang. Điện Biên Phủ đã thay đổi châu Á và dư âm của cuộc chiến vẫn còn vang đội đến ngày nay”.
Về phía các chuyên gia, nhà sử học Pháp Jean-Pierre Rioux, trận chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi.
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).