Toyota chỉ lắp ráp tại Việt Nam nếu duy trì được sản lượng 50.000 xe
- Nội địa hóa công nghiệp ôtô vì sao mãi ì ạch?
- Bán toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam
- Công nghiệp ôtô “nuôi” 10 năm không lớn
- Công nghiệp ô tô Việt Nam “rơi với tốc độ tên lửa”
Trước đó, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) ông Takimoto Koji cho biết một số doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam đang cân nhắc việc sẽ rời đi sang một số nước lân cận để đầu tư như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... do ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam không có dấu hiệu phát triển và sức ép của xe nhập khẩu giá rẻ từ khu vực ASEAN ngày càng mạnh mẽ. Nếu điều này xảy ra, tham vọng có công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ ra sao, nhiều năm tiến hành chính sách hỗ trợ với các DN lắp ráp sẽ còn lại gì?
Theo Tổng Giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TVM) trao đôiổi tại cuộc gặp: Với quy mô thị trường và số lượng mẫu xe như hiện nay, chi phí của doanh nghiệp này bị đội lên cao. Để giải quyết khó khăn, TVM đã phải thu hẹp các dòng xe đã sản xuất từ 5 dòng xe xuống chỉ còn 4 dòng. Ngược lại, sản lượng của các dòng xe sẽ tăng lên khoảng 50.000 xe/năm. “Nếu có thể giữ được mức này sẽ duy trì sản xuất tại Việt Nam” – vị này cho biết. Đặc biệt, TVM đang cân nhắc việc sẽ chỉ giảm xuống còn 2-3 mẫu xe và tập trung công suất để giảm gái thành. Với áp lực cạnh tranh từ viếc giảm thuế mạnh, doanh nghiệp đang mong muốn làm thế nào để biến nó trở thành cú hạ cánh “mềm”.
“Có một số ý tưởng như thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để phân biệt xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu, nhưng chỉ có tác động trong ngắn hạn. Quan trọng hơn là thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và hợp tác giữa Chính phủ với doanh nghiệp đề phát triển bền vững”- đại diện DN này cho biết. Cũng theo vị này, thời điểm năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô từ thị trường ASEAN về 0%, nhập khẩu xe từ Indonesia và Thái Lan vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng nhanh. Dường như các tập đoàn cũng đang có kế hoạch tăng sản lượng để xuất khẩu vào Việt Nam. Do đó, sức ép lên xe sản xuất trong nước sẽ càng lớn.
Ông Phạm Văn Dũng – Tổng Giám đốc Ford Việt Nam cho biết DN này hiện có 4/6 dòng xe là sản xuất trong nước, nhưng thời gian tới sẽ tập trung vào một số dòng chính để xuất khẩu sang nước khác. Tương tự, đại diện Honda cũng than khó duy trì sản xuất trong nước vì dung lượng thị trường nhỏ, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và chính sách của Chính phủ chưa rõ ràng. Do dó, DN này cũng cho biết sẽ tập trung vào một vài dòng xe có thị trường như City hay CRV, còn lại Civic sẽ nhập khẩu.
Với tình hình hiện tại, các DN ô tô đều muốn Chính phủ hỗ trợ bằng chính sách để kéo gần khoảng cách giữa xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu, bởi hiện xe lắp ráp trong nước giá thành vẫn cao hơn xe lắp ráp ở các nước khác trong khu vực khoảng 20%.
Chủ trì buổi gặp, Thư trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết sẽ ghi nhận kiến nghị của các DN. Đặc biệt, Nghị định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô sẽ phải có hình hài để có hiệu lực vào ngày 1-7 tới để hướng dẫn Luật, sau khi lắp ráp, nhập khẩu ô tô được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại kỳ họp Quốc hội trước. Theo ông Đỗ Thắng Hải, tới 15-4, Bộ Công Thương sẽ phải trình Chính phủ nghị định này, nên đề nghị các DN đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ bài toán khó hiện nay. Bộ Công Thương sẽ lắng nghe và tham vấn để hiện thực hoá các kiến nghị thành những chính sách phù hợp nhất.