Hiệu quả mô hình Cụm an ninh tự quản giữa vùng giáp ranh
- Kinh nghiệm đảm bảo an ninh trật tự vùng giáp ranh
- “Khắc tinh” của tội phạm vùng giáp ranh
- Giữ vững an ninh trật tự vùng giáp ranh
Đây cũng là 1 trong 8 mô hình tiêu biểu trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ của huyện Ba Chẽ.
Mô hình “Cụm ANTT khu vực giáp ranh” của 12 xã thuộc 3 huyện Ba Chẽ, Đình Lập và Sơn Động mang lại hiệu quả đặc biệt.
Từ hiệu quả của mô hình trên mang lại, 8 tháng sau Công an huyện Ba Chẽ đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trao đổi, thống nhất với lãnh đạo huyện Đình Lập và Sơn Động mở hội nghị cấp huyện tại Ba Chẽ.
Tại đây, lãnh đạo 3 địa phương đã xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của mô hình “cụm an ninh, trật tự khu vực giáp ranh”.
Theo đó, các huyện sẽ luân phiên làm cụm trưởng và tổ chức sơ kết vào tháng 12 hằng năm. Đến nay, mô hình trên đã hoạt động được 13 năm và luôn phát huy hiệu quả trong công tác đảm bảo ANTT của các xã.
Mỗi vụ việc phạm pháp hình sự hay an ninh nông thôn mà gắn với vùng giáp ranh thì cả 3 huyện đều nhanh chóng nắm bắt vụ việc, kịp thời trao đổi thông tin và đối tượng.
Chính vì thế mà các vụ án xảy ra đều được giải quyết hiệu quả, ANTT hằng năm đều được giữ vững, không để xảy ra trọng án và các vụ việc phức tạp.
Lực lượng Công an 3 địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân đề cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Vận động đồng bào tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, không xâm lấn đất rừng trái phép và tranh chấp đất rừng, tham gia quản lý và bảo vệ, phòng chống cháy rừng, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc.
Từ hiệu quả của mô hình cụm tự quản khu vực giáp ranh, trong 10 năm lại đây, 100% các vụ án xảy ra trên địa bàn giáp ranh đã được điều tra làm rõ.
Trong đó, đã bắt, vận động đầu thú 27 đối tượng truy nã; lập hồ sơ đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng 31 đối tượng, lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã 96 đối tượng, vận động nhân dân tự giác giao nộp 1.019 khẩu súng các loại.
Bên cạnh đó, lực lượng Công an còn phối hợp với các ngành chức năng bắt giữ, xử lý nhiều vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép góp phần tích cực vào công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các xã giáp ranh giải quyết các vụ việc, tình hình phức tạp về an ninh, trật tự, mâu thuẫn trong nhân dân và xóa bỏ các thói quen, hủ tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Mô hình trên không chỉ góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn 3 huyện mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các dân tộc ở các xã giáp ranh không ngừng tăng thêm mối quan hệ gắn kết và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa.