Truy nã nghi can đánh bom người Thổ Nhĩ Kỳ
- Thái Lan bắt nghi phạm thứ ba vụ đánh bom Bangkok
- Bắt được nghi phạm chính gây ra 2 vụ đánh bom ở Thái Lan
- Nữ nghi phạm vụ đánh bom ở Thái Lan điện thoại kêu oan
- Tướng Thái Lan treo thưởng "khủng" nếu cấp dưới bắt được nghi phạm vụ đánh bom
Và thông qua những vụ bắt giữ vừa qua có thể thấy, nghi phạm hoặc đến từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc sử dụng hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giả có liên quan tới vụ tấn công đẫm máu ở Bangkok. Tính đến nay có 8 đối tượng bị truy nã và 2 nghi can người nước ngoài đã bị bắt giam.
![]() |
Cảnh sát dẫn giải đối tượng người nước ngoài được cho là nghi phạm chính trong vụ đánh bom đền Erawan ngày 17/8. |
Theo cảnh sát, nghi can người nước ngoài thứ 2 bị bắt và dẫn độ hôm 1/9 khi đang tìm cách vượt biên sang Campuchia. Và tên này ở cùng căn hộ với nghi can nước ngoài đầu tiên bị bắt giữ bởi cơ quan chức năng phát hiện dấu vân tay của hắn trên những thiết bị chế tạo bom trong căn hộ ở quận Nong Chok, Bangkok. Tuy nhiên, Trung tướng Prawut Thavornsiri vẫn từ chối xác nhận quốc tịch của đối tượng vừa bị bắt, cũng như kẻ bị bắt trước đó.
Cảnh sát cho rằng, cả 2 tên này đều dùng giấy tờ tùy thân giả và đang liên hệ với các đại sứ quán để tìm hiểu quốc tịch thực sự của chúng.
Nhưng ngày 2/9, hãng AFP dẫn lời Phó cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Chakthip Chaijinda cho biết, nghi phạm bị bắt hôm 1/9 đã trả lời thẩm vấn của điều tra viên thông qua phiên dịch. "Người này nói ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Chakthip Chaijinda tuy nói như vậy, nhưng không cho biết cụ thể đó có phải tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hay ngôn ngữ nào của cộng đồng người Turkic. Và khi được hỏi liệu đối tượng bị bắt có phải người Duy Ngô Nhĩ hay không, Phó cảnh sát trưởng Chaktip Chaijinda chỉ tuyên bố, hộ chiếu cho thấy điều đó, nhưng phải đợi xác minh mới có thể thông báo chính thức.
Theo tờ Bangkok Post, cảnh sát Campuchia đã bắt nghi can thứ hai từ hôm 31/8, nhưng ngày 1/9 mới trao cho cảnh sát Thái Lan ở biên giới. Tên này sau đó bị giam ở một doanh trại quân đội tại quận Aranyaphrathet, tỉnh Sa Kaeo, trước khi được đưa về Bangkok bằng trực thăng để điều tra.
Tờ Bangkok Post cũng dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, người đàn ông kể trên là nghi can chính trong vụ đánh bom hôm 17/8. Giới truyền thông Thái Lan đăng ảnh hộ chiếu Trung Quốc của nghi can này có tên Yusufu Mieraili, 25 tuổi, đến từ Tân Cương, Trung Quốc. Và tên này bị bắt khi đang định sang Campuchia tại cửa khẩu Ban Pa Rai, quận Aranyaprathet, tỉnh Sa Kaeo. Trong khi đó, Trung tướng Srisak Poonprasit, Tư lệnh sư đoàn bộ binh số 2 khẳng định, nghi phạm bị bắt tại một chốt kiểm soát, do binh sỹ quân đội và cảnh sát Thái Lan cùng chốt giữ.
Cũng trong ngày 1/9, Trung tướng Prawut Thavornsiri cho rằng, người nước ngoài bị bắt tại biên giới Campuchia là nghi can áo vàng, là "một nhân vật quan trọng" và chắc chắn là một phần của mạng lưới đứng sau vụ tấn công ngày 17/8. Tên này đang được thẩm tra bằng tiếng Anh và cảnh sát đã lấy mẫu ADN, dấu vân tay để xét nghiệm. Cùng ngày 1/9, cảnh sát Thái Lan đã công bố lệnh truy nã thêm 3 nghi phạm người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các vụ đánh bom tại Bangkok.
Theo tờ Bangkok Post, tòa án tỉnh Min Buri đã phê chuẩn lệnh truy nã 3 nghi phạm mới, và họ đều là nam giới người Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một diễn biến liên quan, 18 cảnh sát và 6 viên chức quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan đã bị tạm đình chỉ công tác vì báo cáo sai vụ việc khi cho rằng, đã lục soát kỹ khu vực mình được giao, nhưng nhiều vật liệu chế tạo bom đã bị phát hiện và một nghi phạm bị bắt tại ngoại ô Bangkok.
Trước đó (31/8), Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Somyot Poompunmuang đã tuyên bố trao giải thưởng trị giá 3 triệu baht (khoảng 84.000 USD) cho nhân viên của mình. Đang có nhiều tranh cãi xung quanh số tiền thưởng kể trên. Tổng thư ký của mạng lưới chống tham nhũng quốc gia Thái Lan Mongkolkit Suksintharanon đang kêu gọi chính phủ xem lại việc này có hợp pháp không.
Chủ tịch câu lạc bộ hỗ trợ nạn nhân tội phạm Ajchariya Ruangratanapong cho rằng, tiền thưởng làm lệch lạc đạo đức của lực lượng thực thi pháp luật. Trong khi đó có người nói rằng, thông tin từ hơn 100.000 tài xế xe ôm là những manh mối quan trọng giúp cảnh sát Thái Lan lần ra tung tích và bắt giữ các nghi phạm kể trên.