S300 - "Rồng lửa" Nga khiến Mỹ và Israel e ngại
- Thủ tướng Israel đến Moscow, Nga hoãn ngay cung cấp S-300 cho Syria
- Nga dọa Israel sẽ hứng “hậu quả thảm khốc” nếu tấn công S-300 ở Syria
- Nga sẽ trang bị S-300 cho Syria sau đòn tập kích của Mỹ
Washington cho biết việc Moskva đưa S-300 sang Syria trở thành “thảm kịch”, trong khi Tel Aviv cảnh báo hành động của Moskva sẽ vượt qua ranh giới trong quan hệ với Israel, gây “hậu quả nghiêm trọng”.
S-300 là một loạt hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa của Nga do Tổng công ty Khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xôviết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Hệ thống S-300 được Liên Xô triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm phòng thủ không trung cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại máy bay tấn công của đối phương.
Nhà phát triển quản lý dự án của S-300 là Công ty Almaz của Nga (thuộc sở hữu của chính phủ, viết tắt "KB-1") mà hiện nay đang là một phần của Doanh nghiệp Phòng không "Almaz-Antei". S-300 sử dụng tên lửa do phòng thiết kế MKB "Fakel" (một công ty riêng của chính phủ, viết tắt "OKB-2") phát triển.
S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình có diện tích bộ lộ radar nhỏ cỡ 0,02 m2, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot. Radar phát hiện mục tiêu của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và radar bám sát chặt 6 trong số đó.
Theo Wikipedia, thời gian triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng của chúng. Một phiên bản phát triển của hệ thống S-300 là S-400, đi vào phục vụ từ năm 2004.
Các tên lửa của hệ thống S-300 được dẫn đường bằng radar 30N6 FLAP LID hay radar hải quân 3R41 Volna (TOP DOME) sử dụng dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối.
Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE để dẫn đường cho tên lửa qua dẫn đường mặt đất chỉ huy dẫn đường/tìm kiếm hỗ trợ (SAGG). SAGG tương tự như cấu hình dẫn đường TVM của Patriot.
Phiên bản trước đó 30N6 FLAP LID A có thể dẫn đường tới 12 tên lửa một lúc tới 6 mục tiêu. 30N6E FLAP LID B có thể dẫn đường tới 24 tên lửa tới 12 mục tiêu. Các mục tiêu bay với tốc độ lên tới Mach 2,5 có thể bị chặn đánh thành công hay khoảng Mach 8,5 cho các model sau này. Một tên lửa có thể được phóng lên mỗi 3 giây. Trung tâm điều khiển tự động có khả năng quản lý lên tới 12 TEL đồng thời.
Đầu đạn nguyên bản nặng 100 kg, các đầu đạn trung gian nặng 133 kg và các đầu đạn mới nhất nặng 143 kg. Tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc. Các tên lửa nặng khoảng 1.450 kg (3,200 lb) và 1.800 kg, được phóng ra khỏi ống phóng trước khi các động cơ kích hoạt, và nó có thể tăng tốc lên tới 100 g (1 km/s²). Chúng được phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn.
Các tên lửa được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng. Các đoạn bên dưới cung cấp thông tin kỹ thuật chính xác về radar và tên lửa của các phiên bản S-300 khác nhau. Cần lưu ý rằng từ phiên bản S-300PM, hầu hết các phương tiện và tên lửa đều có thể được chuyển đổi lẫn giữa các phiên bản.