Lần đầu mở cửa Khu trưng bày cổ vật Chàm sau 71 năm
- TP Đà Nẵng: Công bố hơn 600 cổ vật Chăm 1.000 năm tuổi
- Bảo tàng Văn hóa Huế trưng bày cổ vật thời Tây Sơn
- Trưng bày cổ vật tiêu biểu tại Tp. Hồ Chí Minh
Sáng 23-11, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm và mở cửa Khu trưng bày cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế) sau 71 năm đóng cửa.
Khu cổ vật Chàm mở cửa sau 71 năm thu hút đông đảo nhiều người xem. |
Triển lãm giới thiệu gần 30 hiện vật tiêu biểu trong số 86 cổ vật Chàm quý hiếm, gồm: Đầu tượng thần có niên đại từ thế kỷ IX-X; tượng đầu sư tử, thế kỷ XI-XII (đều xuất xứ từ Trà Kiệu, Quảng Nam).
2 bức tượng voi điêu khắc từ thế kỷ X-XI xuất xứ từ Trà Kiệu, Quảng Nam. |
Tượng thần sấm, thế kỷ VII-VIII; tượng Kinnara, Tháp Mẫm, thế kỷ XII-XII (Bình Định); tượng Nam thần Bà la môn tìm thấy tại Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) thế kỷ X-XI cùng nhiều hiện vật là cổ vật Chàm quý hiếm.
Hình tượng thần Siva tay cầm tràng hạt được cho điêu khắc vào thế kỷ XIV-XV. |
Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Kỳ Phương cho biết, các hiện vật Chàm (Chăm pa) còn lưu giữ tại Thừa Thiên- Huế chủ yếu là các tác phẩm bi ký và điêu khắc đá được sưu tầm tại vùng Châu Ô, Châu Lý và Trà Kiệu qua các cuộc khai quật khảo cổ học dưới triều Nguyễn.
Tượng Chim thần Garuda, Tháp Mẫm, Bình Đình, thế kỷ XII-XIII. |
Khu cổ vật Chàm được thành lập tại khuôn viên Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) vào tháng 12-1927 để trưng bày hiện vật tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa do Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập.
Tượng Nam thần Bà la môn được tìm thấy ở Hương Trà, Thừa Thiên- Huế. |