Việt Nam chiếm “thứ hạng cao” trên thế giới về bệnh lao
- Phát hiện bệnh lao sớm nhờ phương pháp hiện đại
- Mỗi năm, gần 2 triệu người chết vì bệnh lao
- Có khoảng 18.000 người tử vong do bệnh lao mỗi năm
- Việt Nam đứng thứ 12/22 nước trên thế giới có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu
- Một năm, 30.000 người chết do bệnh lao
Đây là thông tin được PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết tại hội thảo về công tác phòng chống lao tổ chức tại Hà Nội ngày 29-3.
Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 130.000 người mắc lao nhưng mới chỉ có khoảng 100.000 người được phát hiện bệnh. Khoảng 30.000 người mắc lao chưa được phát hiện và không được điều trị bệnh theo đúng phác đồ là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh lao và tăng số người chết do lao.
Theo thống kê của Chương trình Chống lao Quốc gia, có đến 70% bệnh nhân nhiễm lao ở Việt Nam là nông dân, tức là những nơi tập trung nhiều người nghèo và thiếu thông tin hơn so với thành thị.
Nhiều số liệu mới nhất được đưa ra tại hội nghị phòng chống lao |
Những năm gần đây, mặc dù công tác phòng chống lao ở Việt Nam đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn rất nhiều khó khăn, rào cản, khiến bệnh lao vẫn trở thành gánh nặng của nhiều gia đình.
Theo PGS.TS Lê Văn Hợi, chúng ta chưa tầm soát hết các đối tượng nghi kháng đa thuốc, tỷ lệ người được xét nghiệm trong số nghi kháng đa thuốc còn hạn chế. Công tác phối kết hợp trong hoạt động phối hợp giữa y tế công và tư, y tế công với y tế công còn hạn chế, mà vẫn chủ yếu là mô hình chuyển người nghi lao đến khám phát hiện.
Sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em giữa Chương trình chống lao Quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh và huyện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực.
PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung cho biết, mục tiêu của Chương trình chống lao Quốc gia trong giai đoạn 2016-2010 là tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và khoa học, nhằm giảm số người người mắc bệnh lao xuống dưới 131 người/100.000 người dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người/100.000 người dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng đa thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.