Trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi, ho gà do tâm lý chờ tiêm vắc-xin dịch vụ
- Rao bán “suất” tiêm chủng vaccine Pentaxim với giá "cắt cổ"
- Từ tháng 7-2016, sử dụng vắc xin bại liệt trong tiêm chủng mở rộng quốc gia
- Các cơ sở y tế tổ chức tiêm chủng dịch vụ đảm bảo đúng qui định và an toàn
Theo đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hàng năm tại Việt Nam có rất nhiều trẻ em được tiếp cận với vắc-xin phòng bệnh thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng, đã làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt, khống chế được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong chung ở trẻ em.
Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm. |
Tuy nhiên, hiện mục tiêu tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, việc bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh đang gặp nhiều khó khăn, thách thức; tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh còn đạt thấp, do một số bệnh viện chưa triển khai hoặc ngần ngại khi triển khai; chất lượng dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đang là thách thức lớn đối với công tác tiêm chủng mở rộng mặc dù đã có nhiều hoạt động ưu tiên cho các vùng này.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của một số phản ứng nặng sau tiêm chủng gây ra tâm lý lo ngại cho các bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng nên việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em và phụ nữ còn gặp khó khăn; tâm lý chờ đợi tiêm vắc-xin dịch vụ dẫn đến sự trì hoãn các mũi tiêm của các bậc phụ huynh tại một số địa bàn đô thị khiến cho trẻ tiêm chủng muộn, tiêm chủng không đủ mũi khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh và xảy ra dịch, đặc biệt là bệnh sởi, bệnh ho gà.
Song song đó, nhận thức của một bộ phận người dân về tiêm chủng chưa cao, chưa thấy hết được lợi ích ý nghĩa của việc tiêm chủng...