Liên thông kết quả xét nghiệm chưa nhiều: Vì an toàn người bệnh

Thứ Hai, 02/10/2017, 17:32
Việc liên thông kết quả xét nghiệm ở 37 BV tuyến Trung ương được thực hiện từ 1-8, nhưng không phải như nhiều người nghĩ là cứ các kết quả xét nghiệm của bệnh viện (BV) trước là BV sau phải công nhận hết. Cho dù chưa có thống kê chính thức về số kết quả xét nghiệm liên thông, nhưng theo đại diện một số BV thì con số này không nhiều.


Điều này cũng dễ hiểu khi đây mới chỉ là bước đầu của quá trình liên thông, trong khi chất lượng nhân lực, chất lượng phòng xét nghiệm ở các BV chưa đồng đều, đặc biệt là các bác sĩ ở BV tuyến cuối phải chịu trách nhiệm về quyết định điều trị của mình.  

GS. Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cho biết, là BV chuyên khoa tuyến cuối, bệnh nhân từ các nơi chuyển về nhiều, nên từ trước đến nay BV vẫn công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác, để giảm tối đa chi phí và thời gian cho người bệnh. Vì thế, xét nghiệm nào sử dụng được, BV vẫn sử dụng, như xét nghiệm nhóm máu, HIV hay kết quả nội soi, giải phẫu bệnh lý của những BV có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 như BV Bạch Mai, BV 108 vv… Việc Bộ Y tế có quy định về liên thông với danh mục 65 xét nghiệm là đúng và BV hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên, việc liên thông có mục đích trước hết là đảm bảo điều trị cho người bệnh tốt nhất, hơn nữa, danh mục liên thông ghi rõ tùy thuộc vào diễn biến của người bệnh, tức là trao cho bác sĩ quyền quyết định cuối cùng. Với những bệnh nhân cấp cứu do chảy máu dạ dày hoặc chấn thương vỡ gan, thì các xét nghiệm phải được tính bằng phút. Có khi xét nghiệm trước, hồng cầu của bệnh nhân là 3 triệu, nhưng 5 phút sau xét nghiệm đã chỉ còn 2 triệu, vì thế, nếu cứ máy móc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Việc theo dõi các kết quả xét nghiệm rất quan trọng. 

Chất lượng xét nghiệm có giá trị quan trọng trong điều trị bệnh

Nếu mổ phiên, bệnh nhân chờ xếp hàng mổ cũng chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 2 tuần là phải làm lại, vì trong 2 tuần đó cơ thể đã thay đổi. Còn với cấp cứu, hồi sức tích cực, thì việc theo dõi kết quả xét nghiệm thậm chí chỉ còn 15 phút/lần, tùy quyết định của bác sĩ khi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Điều này cực kỳ quan trọng để đưa ra quyết định điều trị đúng.

Nhấn mạnh chủ trương liên thông để giảm chi phí cho người bệnh là rất tốt, nhưng GS. Trần Bình Giang cũng cho rằng, để liên thông giữa các BV được thì các phòng xét nghiệm phải chuẩn hóa, đảm bảo 2 tiêu chí: nội kiểm và ngoại kiểm. Các cơ sở y tế sẽ dựa trên những yếu tố này để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, đồng thời sẽ không còn tình trạng chấp nhận kết quả dựa theo niềm tin như trước nữa.

Có chung quan điểm này, PGS. Lê Hữu Doanh-Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cũng chia sẻ: Việc chấp nhận kết quả xét nghiệm của các đơn vị khác giúp cho việc khám chữa bệnh (KCB) của BV nhanh hơn. Nhưng không phải 100% xét nghiệm được chấp nhận, mà nhiều khi các bác sĩ cho xét nghiệm thêm vì việc chẩn đoán chuyên khoa da liễu cần xét nghiệm sâu hơn.

Theo TS. Dương Đức Hùng -Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), danh mục liên thông do Bộ Y tế quy định là những xét nghiệm ít bị thay đổi, nhưng vẫn có thời gian bảo lưu nhất định. Có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan, thậm chí xét nghiệm nhóm máu vẫn phải làm lại trong trường hợp phải truyền máu để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương trở lên. Điều này là cần thiết trong bối cảnh chất lượng các phòng xét nghiệm chưa đồng đều nên sai số có thể xảy ra. Vì vậy, các bác sĩ phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo tính mạng và quyền lợi của người bệnh.

TS. Dương Đức Hùng cũng lưu ý rằng, không nên mặc định việc liên thông chỉ để tiết kiệm chi phí KCB cho người dân, mà quan trọng hơn cả là phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân về điều trị. TS. Hùng cũng cho rằng, muốn liên thông kết quả xét nghiệm thì các phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn chung.

Theo TS. Nguyễn Xuân Hiền - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Bạch Mai), Khoa vẫn dùng kết quả xét nghiệm của tuyến dưới để giảm chi phí và thời gian cho một số bệnh nhân. Nhưng cũng tùy theo tiến triển của =bệnh nhân để quyết định chụp lại nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về việc trao quyền cho bác sĩ quyết định có công nhận kết quả xét nghiệm lại hay không, liệu có xảy ra tình trạng lạm dụng xét nghiệm, TS. Nguyễn Xuân Hiền khẳng định: Đành rằng vẫn có những “còn sâu làm rầu nồi canh”, nhưng tôi tin là 99% bác sĩ đều có tâm và vì người bệnh.

TS. Bùi Tuấn Anh  - Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cho biết số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít, vì không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cũng cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm để tạo thuận lợi cho người bệnh và bác sĩ, nhưng không phải 100% kết quả xét nghiệm đều liên thông. Bộ Y tế đã ban hành danh mục những xét nghiệm nào được phép liên thông và việc liên thông cũng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ quyết định cuối cùng thuộc về bác sĩ. 

Điều này cũng dễ hiểu khi đây mới chỉ là bước đầu của quá trình liên thông, trong khi chất lượng nhân lực, chất lượng phòng xét nghiệm ở các BV chưa đồng đều, đặc biệt là các bác sĩ ở BV tuyến cuối phải chịu trách nhiệm về quyết định điều trị của mình.  

GS. Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cho biết, là BV chuyên khoa tuyến cuối, bệnh nhân từ các nơi chuyển về nhiều, nên từ trước đến nay BV vẫn công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác, để giảm tối đa chi phí và thời gian cho người bệnh. Vì thế, xét nghiệm nào sử dụng được, BV vẫn sử dụng, như xét nghiệm nhóm máu, HIV hay kết quả nội soi, giải phẫu bệnh lý của những BV có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 như BV Bạch Mai, BV 108 vv… Việc Bộ Y tế có quy định về liên thông với danh mục 65 xét nghiệm là đúng và BV hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên, việc liên thông có mục đích trước hết là đảm bảo điều trị cho người bệnh tốt nhất, hơn nữa, danh mục liên thông ghi rõ tùy thuộc vào diễn biến của người bệnh, tức là trao cho bác sĩ quyền quyết định cuối cùng. Với những bệnh nhân cấp cứu do chảy máu dạ dày hoặc chấn thương vỡ gan, thì các xét nghiệm phải được tính bằng phút. Có khi xét nghiệm trước, hồng cầu của bệnh nhân là 3 triệu, nhưng 5 phút sau xét nghiệm đã chỉ còn 2 triệu, vì thế, nếu cứ máy móc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Việc theo dõi các kết quả xét nghiệm rất quan trọng. Nếu mổ phiên, bệnh nhân chờ xếp hàng mổ cũng chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 2 tuần là phải làm lại, vì trong 2 tuần đó cơ thể đã thay đổi. Còn với cấp cứu, hồi sức tích cực, thì việc theo dõi kết quả xét nghiệm thậm chí chỉ còn 15 phút/lần, tùy quyết định của bác sĩ khi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Điều này cực kỳ quan trọng để đưa ra quyết định điều trị đúng.

Nhấn mạnh chủ trương liên thông để giảm chi phí cho người bệnh là rất tốt, nhưng GS. Trần Bình Giang cũng cho rằng, để liên thông giữa các BV được thì các phòng xét nghiệm phải chuẩn hóa, đảm bảo 2 tiêu chí: nội kiểm và ngoại kiểm. Các cơ sở y tế sẽ dựa trên những yếu tố này để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, đồng thời sẽ không còn tình trạng chấp nhận kết quả dựa theo niềm tin như trước nữa.

Có chung quan điểm này, PGS. Lê Hữu Doanh-Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cũng chia sẻ: Việc chấp nhận kết quả xét nghiệm của các đơn vị khác giúp cho việc khám chữa bệnh (KCB) của BV nhanh hơn. Nhưng không phải 100% xét nghiệm được chấp nhận, mà nhiều khi các bác sĩ cho xét nghiệm thêm vì việc chẩn đoán chuyên khoa da liễu cần xét nghiệm sâu hơn.

Theo TS. Dương Đức Hùng -Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), danh mục liên thông do Bộ Y tế quy định là những xét nghiệm ít bị thay đổi, nhưng vẫn có thời gian bảo lưu nhất định. Có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan, thậm chí xét nghiệm nhóm máu vẫn phải làm lại trong trường hợp phải truyền máu để đảm bảo an toàn cho người bệnh. BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương trở lên. Điều này là cần thiết trong bối cảnh chất lượng các phòng xét nghiệm chưa đồng đều nên sai số có thể xảy ra. Vì vậy, các bác sĩ phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo tính mạng và quyền lợi của người bệnh.

TS. Dương Đức Hùng cũng lưu ý rằng, không nên mặc định việc liên thông chỉ để tiết kiệm chi phí KCB cho người dân, mà quan trọng hơn cả là phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân về điều trị. TS. Hùng cũng cho rằng, muốn liên thông kết quả xét nghiệm thì các phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn chung.

Theo TS. Nguyễn Xuân Hiền - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Bạch Mai), Khoa vẫn dùng kết quả xét nghiệm của tuyến dưới để giảm chi phí và thời gian cho một số bệnh nhân. Nhưng cũng tùy theo tiến triển của =bệnh nhân để quyết định chụp lại nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về việc trao quyền cho bác sĩ quyết định có công nhận kết quả xét nghiệm lại hay không, liệu có xảy ra tình trạng lạm dụng xét nghiệm, TS. Nguyễn Xuân Hiền khẳng định: Đành rằng vẫn có những “còn sâu làm rầu nồi canh”, nhưng tôi tin là 99% bác sĩ đều có tâm và vì người bệnh.

TS. Bùi Tuấn Anh  - Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cho biết số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít, vì không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cũng cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm để tạo thuận lợi cho người bệnh và bác sĩ, nhưng không phải 100% kết quả xét nghiệm đều liên thông. Bộ Y tế đã ban hành danh mục những xét nghiệm nào được phép liên thông và việc liên thông cũng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ quyết định cuối cùng thuộc về bác sĩ. 

Danh mục liên thông kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế gồm 3 nhóm: huyết học, hóa sinh và vi sinh. Nhóm huyết học có 22 xét nghiệm có thể dùng lại, nhóm vi sinh có 26 xét nghiệm, nhóm hóa sinh có 17 xét nghiệm. Danh mục đều ghi rõ thời gian tối đa có thể dùng lại xét nghiệm từ 1-7 ngày. Một số xét nghiệm, thời gian xét nghiệm còn hiệu lực để dùng lại tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của người bệnh. Riêng xét nghiệm định lượng HbA1c có thời hạn tối đa 60 ngày, nhưng trong một số trường hợp cụ thể tùy thuộc vào bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh.


Thanh Hằng
.
.
.