Hội thảo phòng chống Ung thư TP. Hồ Chí Minh lần thứ 19
Đã có trên 1.300 đại biểu thuộc 150 đơn vị Y tế trong cả nước, thuộc các Hội Chuyên ngành về bệnh lý ung thư, đã về tham dự "Hội thảo hàng năm phòng chống Ung thư TP. Hồ Chí Minh lần thứ 19" diễn ra trong 2 ngày (1 và 2-12-2016).
- Hội thảo "Vai trò của khoa học xã hội trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng”/ Hội thảo "Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử"/ Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến/ 200 đại biểu tham gia Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông/ Hơn 300 giáo sư, bác sĩ tham dự hội thảo khoa học về nhi khoa
GS Nguyễn Chấn Hùng-Chủ tịch hội ung thư Việt Nam đã có bản báo cáo thu hút các đại biểu với vấn đề "Ung thư trong dòng chảy sinh học" với những dẫn chứng khoa học, sinh động về những hiểu biết cập nhật hiện nay về sinh học ung thư.
Nêu rõ những tiến bộ quan trọng góp phần trong việc kiểm soát tốt bệnh ung thư. Trong đó, khiếm khuyết gan là mấu chốt của cơ chế bệnh sinh ung thư và là đích nhắm trị liệu ung thư trong tương lai. Việc điều trị ung thư đang ngày càng phù hợp riêng từng cá thể. Sự hiểu biết sinh học phân tử bệnh ung thư giúp tìm ra nhiều loại thuốc mới hiệu quả hơn cho nhiều loại ung thư như: vú, đại trực tràng, và phổi.
Bệnh Nhi được điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. |
Hội thảo cũng cung cấp thông tin mới về tình hình mắc bệnh ung thư tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, ở Nam giới trong 100.000 người thì có 172 người bị ung thư, ở nữ số liệu này là: 138,7/100.000. 5 loại ung thư thường gặp ở nam giới là : phổi, gan, đại - trực tràng, dạ dày và thanh quản; 5 loại ung thư hay gặp ở nữ giới là: vú, cổ tử cung, đại - trực tràng, phổi, và tuyến giáp. Đáng báo động là ung thư vú và đại trực tràng có khuynh hướng gia tăng ở cả 2 giới.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Bùi Diệu, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, thực tế qua khảo sát trên 27.092 ca bệnh ung thư(năm 2014) đến khám và điều trị tại 03 cơ sở chuyên khoa tại Hà nội, cho thấy, chiếm tới 63% trong tổng số các ca bệnh ung thư là đến khi giai đoạn muộn. Trong đó cao nhất là người bệnh ung thư gan chiếm tới 80,6% bệnh nhân tới khi giai đoạn muộn, và ung thư dạ dày là: 78,4%. GS Bùi Diệu cho rằng, việc nâng cao ý thức cộng đồng nhằm tầm soát phát hiện sớm ung thư cần được triển khai, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa.
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều báo cáo về kết quả điều trị ngày càng hiệu quả nhiều loại bệnh ung thư tại các cơ sở điều trị ung thư trên cả nước; các qui trình chăm sóc giảm nhẹ và điều dưỡng; những ghi nhận, khảo sát về chất lượng sống, tình trạng tâm lý, dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là những vấn đề được thảo luận sôi nổi tại hội thảo.