6 ngày Tết, cả nước có thêm 19.062 trẻ chào đời
- Cặp song sinh chào đời trong 2 năm khác biệt
- Bé trai khổng lồ ở Vĩnh Phúc chào đời nặng 7,1kg
- Cháu bé được mang thai hộ đầu tiên chào đời tại Huế
- Hơn 3.000 trẻ chào đời tại bệnh viện trong ngày mùng 3 và 4 Tết
Ngoài ra, số liệu báo cáo từ 1.300 bệnh viện trên toàn quốc, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở y tế là 107.721 người bệnh.
Trong 6 ngày Tết, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ; thực hiện khám, cấp cứu cho 218.131 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 142.942 trường hợp, chuyển viện 12.190 trường hợp, thực hiện 14.079 ca phẫu thuật, trong đó 405 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não.
Các bệnh viện đã đón thêm 19.062 trẻ chào đời và làm thủ tục xuất viện cho 103.545 người bệnh được điều trị khỏi về nhà ăn Tết; vận chuyển 5.572 lượt người bệnh bằng xe cấp cứu của bệnh viện.
Cũng theo Bộ Y tế, tết Mậu Tuất số lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông tăng cao trong ngày mùng 3 - 4 Tết. Tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông tại các cơ sở y tế là 37.376 trường hợp, không tăng so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017 (Tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện).
Hàng ngàn em bé đã chào đời trong dịp tết |
Tuy nhiên số lượt nhập viện điều trị nội trú là 12.630 trường hợp tăng 12,8% so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017, tăng cao trong các ngày mùng 3 và mùng 4 Tết; xử trí và cho về trong ngày là 22.333 trường hợp, chuyển tuyến trên điều trị 2.962 trường hợp.
Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 168 trường hợp, giảm nhẹ so với 175 trường hợp trong 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017.
Cũng trong dịp Tết Mậu Tuất, các cơ sở y tế trong cả nước có 197 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng 28,4% so với 141 ca trong 6 ngày Tết Đinh Dậu 2017, không có ca tử vong. Số liệu tổng hợp cho thấy số ca tai nạn do pháo nổ tăng cao so với năm 2017 đặc biệt trong ngày 30 và mùng 1 Tết. Có 75 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, tăng 46,7% so với 40 ca trong 6 ngày Tết Đinh Dậu 2017, không có ca tử vong.
Bệnh nhân bị TNGT đang được cấp cứu tại BV Việt Đức |
Bộ Y tế cũng cho biết, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám tại các cơ sở y tế là 4.184 trường hợp giảm 19,2% so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017, nhưng số ca phải nhập viện điều trị nội trú là 2.773 trường hợp, tăng 14,6 so với 6 ngày Tết Đinh Dậu; có 559 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên; 13 trường hợp tử vong bằng ½ so với 27 ca trong 6 ngày Tết năm trước.
Bên cạnh đó, tổng số ca khám tai nạn sinh hoạt là 16.478 trường hợp tăng 4,6% so với cùng kỳ Tết năm ngoái, tử vong 14 trường hợp -57,1% so với 22 trường hợp trong 6 ngày Tết Đinh Dậu. Cũng theo Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết Mậu Tuất, tổng số ca khám rối loạn tiêu hoá là 3.075 trường hợp, trong đó 810 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 26,3 %). Trên toàn quốc không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bữa tiệc đông người. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, say rượu được ghi nhận tại các cơ sở điều trị, ghi nhận 468 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết không phát hiện trường hợp mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên người, không ghi nhận trường hợp dương tính với vi rút Zika. Tuy nhiên, báo cáo từ các cơ sở y tế đã ghi nhận 100 trường hợp mắc tay chân miệng, 168 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 6 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (tại Hà Nội, Hưng Yên và TP Hồ Chí Minh), ghi nhận 2 trường hợp viêm màng não do mô cầu, 1 trường hợp ho gà, 4 trường hợp viêm não virus vv…