Tưng bừng Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hoá của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7-2019, chiều 9-3, Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột đã được khai mạc. Tới dự lễ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng đông đảo quan khách trong và ngoài nước.
- Tưng bừng lễ hội đường phố Đà Nẵng 2017
- Festival Huế 2012: Đặc sắc lễ hội đường phố
- Singapore: Các nghị sĩ tham gia lễ hội đường phố
- Lộng lẫy lễ hội đường phố “Sắc màu của biển”
Lễ hội Đường phố có chủ đề “Tinh hoa đại ngàn” đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân và du khách.
Với các tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là phần diễu hành gồm trên 20 đoàn, với nghàn cá nhân đại diện cho người trồng cà phê, các nghệ nhân cồng chiêng tại các địa phương trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk, các đoàn nghệ thuật đến từ các nước trên thế giới.
Lễ hội đường phố với sự tham gia của hàng ngàn người dân. |
Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột thực sự là một sự kiện nổi bật với nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, qua đó, người dân và du khách sẽ cảm nhận rõ hơn những giá trị của cây cà phê ở vùng đất đỏ Tây Nguyên, của không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.
Với sự tham dự của Hoa hậu H'Hen Niê đã thu hút hàng nghìn người dân hân hoan, cỗ vũ. |
Đây là một trong những sự kiện trong những sự kiện mở màn trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7-2019.
Với sự xuất hiện của những chú voi trên đường phố đã thu hút sự thích thú của du khách. |
Trước đó, vào chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cùng đoàn công tác cũng đã đến thăm quan, thưởng lãm tại Bảo tàng cà Thế giới cà phê.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cùng các du khách tham quan, thưởng lãm tại Bảo tàng Thế giới cà phê. |
Bảo tàng Thế giới Cà phê được xây dựng bởi Tập đoàn cà phê Trung Nguyên trên diện tích 140ha tại TP Buôn Ma Thuột. Bảo tàng gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với các không gian mang tính mở trong công viên cà phê.
Cùng du khách tham quan, thưởng lãm hàng nghìn hiện vật quý giá tại bảo tàng |
Bảo tàng Thế giới cà phê đã thành hình với kiến trúc nương theo không gian quen thuộc đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên linh thiêng. Bảo tàng có hình khối dựa trên nền tảng kiến trúc nhà dài và sóng âm từ tiếng chuông ngân được cách điệu thành những đường cong đa hình ...
Bên trong trưng bày các hiện vật được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới về cà phê. Đặc biệt, ở đây có hơn 10.000 vật dụng liên quan đến cà phê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hoá của Bảo tàng cà phê thế giới Jens Burg, một trong những điểm du lịch đặc sắc của thành phố Hamburg (Đức).
Trong đó, phải kể đến các hiện vật đặc trưng như: Cối giã cà phê, máy rang cà phê, máy xay cà phê bằng tay và các loại lọc cà phê, máy xay và pha cà phê bằng điện, máy xay tự động, máy bán cà phê tự động, hiện vật tiêu biểu theo sự phát triển của công nghệ rang, xay và pha chế cà phê cùng các tranh, ảnh miêu tả về cảnh thu hái cà phê, thưởng thức cà phê, các quán cà phê…
Phó Thủ tướng cùng du khách thưởng thức và xem cách pha chế cà phê tại Bảo tàng |
Đến với Bảo tàng Thế giới Cà phê, du khách không chỉ được xem những vật trưng bày tĩnh lặng mà còn được khám phá và trải nghiệm đặc biệt với ngũ quan nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm.
Đánh giá về ý tưởng xây dựng bảo tàng Thế giới cà phê, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng, đây không chỉ là một địa điểm văn hoá thu hút du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi để nâng cao tầm giá trị của ngành cà phê Việt Nam ra thế giới.
“Tôi rất hoan ngênh ý tưởng này và đánh giá cao. Chúc cho bảo tàng Thế giới cà phê ngày càng phát triển và gặt hái nhiều thành công như mong đợi”, Phó Thủ tướng nói.