Tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV/2024 của Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 7/1, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến tiêu thụ xăng sinh học E5RON92 ngày càng giảm.
Đại diện cơ quan quản lý thị trường chỉ ra nhiều "mánh khóe" gian lận trong kinh doanh xăng dầu, trong khi các chuyên gia cho rằng vấn nạn buôn bán xăng dầu giả rõ ràng đã và đang tạo ra những thiệt hại rất thật.
Sau 5 năm được triển khai bán đại trà, tiêu thụ xăng E5 tại TP Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu chùng xuống. Theo Sở Công thương thành phố, tiêu thụ mặt hàng này trên địa bàn vẫn chiếm hơn 30% lượng xăng bán ra, nhưng đầu mối phân phối xăng E5 chủ lực tại thành phố (Saigon Petro) đã phải lên tiếng than khó với cơ quan chức năng khi tiêu thụ xăng E5 của đầu mối này đang giảm mạnh.
Ngày 13-9, tại hội nghị “Tuyên truyền về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học” do Bộ Công Thương phối hợp Hiệp hội Hạt Cốc Hoa Kỳ tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, sắp tới sẽ nghiên cứu đưa xăng E10 (10% ethanol) vào sử dụng.
Dù xăng E5 có hàm lượng ô xy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình đốt cháy động cơ triệt để, giảm thiểu phát sinh khí độc trong khí thải động cơ, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, việc đề xuất chỉ bán xăng sinh học đang khiến dư luận lo lắng...
Nhiều doanh nghiệp đề xuất bỏ xăng A95, và chỉ kinh doanh 2 loại xăng sinh học toàn quốc là E5RON92 và E5RON95. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao và khẳng định sẽ tổng hợp để báo cáo Chính phủ sau.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, HOSE: OIL) tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển trong hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô; sản xuất và kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn. Trong 4 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 215 tỷ đồng đạt 63% kế hoạch năm 2018.
Kể từ ngày 1-1-2018, xăng sinh học E5 đã chính thức thay thế xăng khoáng A92. Tuy nhiên, đa phần người dân vẫn còn tâm lí dè dặt khi sử dụng xăng sinh học do lo ngại loại nhiên liệu mới có thể kém an toàn cho động cơ.
Theo ghi nhận của PV Báo CAND tại một cửa hàng xăng dầu trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM, để được đổ xăng A95, nhiều người điều khiển phương tiện chấp nhận chờ đợi và các nhân viên tại cây xăng làm việc không ngơi nghỉ; trong khi trụ xăng E5 thì… lâu lâu mới có một người ghé qua.
Tại buổi họp báo Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống trên địa bàn Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từ ngày 1-1-2018, Hà Nội chỉ kinh doanh xăng E5 và Ron 95.
Hai tháng trước giờ “G” – khai tử xăng RON92 truyền thống và thay thế hoàn toàn bằng xăng E5, ngày 17-10, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Sử dụng nhiên liệu sinh học – Giải pháp phát triển bền vững”. Cả về nguồn cung, hạ tầng phối trộn lẫn cơ chế giá vẫn còn rất nhiều vấn đề được các bên liên quan bày tỏ lo ngại.
Còn 4 tháng nữa, việc “xóa sổ” xăng truyền thống để phổ biến xăng E5 sẽ chính thức bắt đầu, nhưng cho đến nay, phương án khởi động lại các dự án nhiên liệu sinh học “đắp chiếu” vẫn đang rất chậm, dù cần khoảng 1/4 lượng ethanol để phối trộn đang trông đợi vào việc khởi động lại các dự án này.
“Một số ý kiến cho rằng mức chênh lệch từ 1.500 – 2.000 đồng/lít mới đủ hấp dẫn, nhưng con số cụ thể là bao nhiêu, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, đề xuất thông qua cơ chế cụ thể về thuế, phí” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết qua trao đổi với PV sáng 11-7 về lộ trình thay thế hoàn toàn RON92 bằng xăng E5.
“Phải có quan điểm ngay từ đầu là xăng E5 luôn luôn rẻ hơn RON 92 và chắc chắn phải rẻ hơn RON 95, nhưng vấn đề là rẻ hơn ở mức độ nào để người tiêu dùng thấy có lợi ích trong việc chuyển đổi”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết qua trao đổi với PV sáng 11-7 về lộ trình thay thế hoàn toàn RON92 bằng xăng E5.
Bộ Công Thương đã chính thức có báo cáo gửi Chính phủ đề nghị chấm dứt hoàn toàn việc bán xăng khoáng truyền thống RON 92 kể từ 31-12-2017 để thực hiện lộ trình bán 100% xăng E5 trên toàn quốc. Điều này kéo theo việc các đầu mối sẽ phải khẩn trương chuẩn bị hạ tầng cũng như lo đủ nguồn ethanol để phối trộn.
Nhận rất nhiều ưu đãi, bao gồm không có thuế nhập khẩu, giá vận chuyển thấp, thuế môi trường rẻ hơn, thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn, chi phí định mức cao hơn, không phải nộp quỹ bình ổn xăng dầu... cơ chế chính sách rất ưu tiên so với xăng truyền thống, nhưng xăng E5 vẫn không thể cạnh tranh được. Tất cả đều xuất phát từ việc giá thành ethanol của Việt Nam quá cao.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường để lấy ý kiến đóng góp. Trước dự thảo này, nhiều doanh nghiệp vận tải đều “đứng ngồi không yên”…
Sau thời gian đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền cũng như vận động, khuyến khích DN mở rộng mạng lưới phân phối xăng sinh học E5…), đến thời điểm này, tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn một nửa trong tổng số trên 519 cây xăng thực hiện việc bán lẻ xăng sinh học E5. Dù vậy, lượng xăng E5 tiêu thụ chưa cao, chỉ đạt khoảng 8.330m3 mỗi tháng, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn.
Bộ Công Thương ngày 29-11 vừa phát đi thông tin khẳng định việc thay thế xăng khoáng RON92 bằng E5 đang được thực hiện từ từ theo lộ trình và tiến đến mục tiêu thay thế hoàn toàn vào thời điểm thích hợp.