Vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh, Đồng Nai khiến 568 người phải nhập viện chưa lắng xuống thì tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục có thêm nhiều sinh viên nghi ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, hơn 10 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ ở Thái Bình có món tiết canh dê đã gióng lên hồi chuông báo động về an toàn thực phẩm (ATTP).
Điều tra tội phạm bằng cách phân tích dấu vân tay hoặc DNA hiện đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới kiểm tra tính khả thi của việc truy tìm tội phạm bằng cách sử dụng vi khuẩn mà chúng để lại tại hiện trường vụ án.
Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy 2 mẫu phổi động vật và 3 mẫu thịt lợn tại kho thịt đông lạnh của ông Lương Hùng Minh để tiến hành xét nghiệm, kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều mẫu thịt có vi khuẩn hiếu khí và E.coli cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Ngày 23/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông báo, có 9 trường hợp thường trú tại các huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Triệu Phong và TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, nhập bệnh viện trên để khám, chữa bệnh, đã được các y, bác sĩ của đơn vị xác định nhiễm vi khuẩn Whitmore, thường được gọi bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”.
Hãng Raytheon đang phát triển các vi khuẩn phát sáng để giúp tìm kiếm chất nổ chôn dưới đất. Được phát triển theo hợp đồng DARPA, công ty đang hợp tác với Viện Bách khoa Worcester để sử dụng các kỹ thuật sinh học tổng hợp tạo ra hai chủng vi khuẩn mới - một để tìm kiếm chất nổ ẩn dưới mặt đất và một ở trên bề mặt sẽ phát sáng khi chúng được tìm thấy.
Loại giấy lọc nước mới này được cấu tạo chủ yếu từ các sợi nano cellulose lấy từ loài tảo xanh Pithophora rất phổ biến trong môi trường nước ngọt ở Bangladesh, nuôi cấy tại Khoa Thực vật Botany Đại học Dhaka, sau đó mang đi xử lý và gửi đến Thụy Điển để làm ra giấy lọc.
Liên quan tới căn bệnh Whitmore do nhiễm một loại vi khuẩn có biểu hiện lâm sàng “ăn cánh mũi” người đang là vấn đề bức xúc, các chuyên gia thuộc Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur TP HCM cho biết, tỉ lệ tử vong chung của căn bệnh là 15%, nhưng có thể lên tới 40%.
Tại Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), nơi các nhóm phi hành đa quốc gia sinh sống và làm việc trên độ cao hơn 300km so với mặt đất, đang hiện diện các chủng vi khuẩn tiềm ẩn sự nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Bạn đã bao giờ thức dậy từ một giấc ngủ dài và cảm thấy một chút mất phương hướng, không hoàn toàn biết bạn đang ở đâu? Vậy bạn hãy tưởng tượng xem nếu một chú giun sau khi được "ngủ" trong 42.000 năm tỉnh dậy thì sẽ như thế nào nhỉ?
Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) - dự định sẽ thực hiện sứ mệnh vào tháng 8 - sẽ sử dụng các loại đá và vi khuẩn thu thập được từ núi lửa để lên kế hoạch thám hiểm bằng robot đầy tham vọng đến các vùng biển sâu, nếu họ được tài trợ đủ ngân sách.
Việc điều chỉnh các vi sinh vật trong ruột bò mang đến nhiều hiệu quả và lợi ích cho ngành công nghiệp sản xuất thịt. Làm giảm lượng khí thải mê-tan cũng tác động lớn đến môi trường vì đây là loại khí gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh.
Nhiều quốc gia châu Phi đã thu hồi thịt nhiễm khuẩn Listeria sau khi các siêu thị và nhà bán lẻ tại Nam Phi bắt đầu thu hồi số sản phẩm thịt đông lạnh bị nhiễm loại vi khuẩn gây chết người này.
Một nghiên cứu mới về việc sử dụng vi khuẩn để tạo ra các cấu trúc đa dạng, như biến các hạt vàng cực nhỏ thành các thiết bị hữu ích như cảm biến, vừa công bố trên tạp chí Nature Biotechnology ngày 9-10 vừa qua.
Nếu bạn có tấm lòng lương thiện và đủ quyết tâm, nhẫn nại, bạn có thể làm được những việc lớn lao cho dù bạn là ai đi nữa. Tôi đã học được điều đó sau khi đọc câu chuyện về một em bé mới 5 tuổi, nhưng đã cứu sống được hàng chục ngàn người dân châu Phi.
Ngày 5-1, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực hiện kế hoạch chống kháng thuốc, trong đó tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh. Điều này một lần nữa cho thấy, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đã trở nên cấp thiết.
Đó là nhận định của bà Hoàng Thị Kim Yến, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y (sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam) với báo CAND sáng ngày 16-8 về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở hồ Phước Hà (xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) trong thời gian qua.
Chúng ta đã có những công nghệ sinh trắc học để phân biệt từng cá nhân thay thế cho mật khẩu như vân tay, giọng nói, võng mạc, ADN... Mới đây, các nhà khoa học còn nghĩ ra một cách táo bạo khác cho việc đó - vi khuẩn.
Người rủng rẻng tiền nong, nhà có điều kiện khôn như chấy còn xơi hàng bẩn hàng giả thì thử hỏi công nhân, người lao động, nông dân thu nhập làng nhàng thì tuổi gì mà có thể lựa chọn thực phẩm sạch sẽ tươi ngon? Biết, nhưng bĩu mỏ chê bôi thì khâu mồm, nhịn đói, nói gì chuyện tiêu dùng thông thái cho nó trừu tượng. Tuyên truyền khơi khơi thì mong gì hiệu quả.
Đây là lý do để các nhà khoa học thuyết phục bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, cả khi chữa bệnh nhiễm trùng nhẹ hay phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm trong nông nghiệp.