Năm nay do bất lợi của thời tiết, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm mạnh. Để bù đắp sự sụt giảm của sản lượng, người trồng vải và các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang đang tập trung chăm sóc, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ để nâng cao giá trị quả vải.
Do thời tiết không thuận lợi, sản lượng vải thiều của tỉnh Hải Dương, Bắc Giang dự kiến giảm hơn với các năm trước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN), đơn vị đã đến tìm hiểu, ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều.
Thương vụ Viêt Nam tại Australia cho biết, sau các hoạt động xúc tiến và cam kết của Thương vụ trong việc quảng bá, vải Việt Nam đang cấp tập đến Australia với chất lượng cao, được kiểm tra thông quan theo tiêu chuẩn khắt khe của Australia.
Tại buổi làm việc với cơ quan Công an, anh Q gỡ video đã đăng tải; cam kết sẽ đăng video để cải chính thông tin. Công an huyện lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng.
Mùa vải thiều năm nay của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương, trong đó Bắc Giang là tâm dịch lớn nhất của cả nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. Tuy nhiên, tỉnh này đánh giá đã có một mùa vụ thành công.
Khi Bắc Giang quyết định gửi công văn đến Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị không dùng từ “giải cứu” để tuyên truyền trợ giúp tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói riêng, đó là một cột mốc đáng nhớ.
Quả vải thiều Việt Nam ngày càng được các đối tác nước ngoài biết đến, trong đó có Nhật Bản, nhờ sự nỗ lực từ các địa phương, doanh nghiệp, người trồng vải và sự hỗ trợ mạnh mẽ về công tác xúc tiến thương mại (XTTM) của các cơ quan chức năng. Để hỗ trợ quả vải Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản tiềm năng và khó tính, thời gian qua, các cơ quan XTTM của Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều hình thức quảng bá sản phẩm này tới người tiêu dùng Nhật.
Ngày 12/6, lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương phát triển đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Lô hàng này đã tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Chiều ngày 7/6, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Công ty Cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất lô thiều Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên đi châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống lao động, sản xuất của người dân; lực lượng công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kịp thời có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự nhưng song song với đó là hỗ trợ nông dân địa phương để họ có một mùa vải an toàn.
Ngày 3/6, vải U hồng Thanh Hà đã có mặt trên các kệ siêu thị tại Singapore. Chính thức thâm nhập thị trường Singapore từ năm 2020, vải Việt Nam đã ghi dấu ấn tốt tại thị trường nhờ ưu thế về chất lượng và giá cả.
Từ ngày 5/6 đến hết mùa vải năm 2021 Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương để triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang.
Trung tâm Tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phát động tổ chức chiến dịch tình nguyện “Đồng hành online - bán vải Bắc Giang”.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, ngày 23/5 vừa qua, những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty Cổ phẩn Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật Bản, đánh dấu một mùa vải bội thu và trái vải Việt Nam được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.
Ngày 25/5, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang để bàn về giải pháp góp phần cùng Bắc Giang tiêu thụ các nông sản tới vụ, giải pháp để chống đứt gãy chuỗi cung ứng các sản phẩm thiết yếu, chống đứt gãy chuỗi sản xuất.
Sendo chính thức đưa vải thiều Hải Dương bán trên sàn từ hôm nay 24/5/2021 đến ngày 27/5/2021. Dự kiến lượng vải thiều tiêu thụ trong 4 ngày là 12 tấn.
Ngày 18/5, tại tỉnh Hải Dương, đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021 và lễ mở vườn thu hái vải xuất khẩu. Theo đó, những chuyến vải thiều Thanh Hà đầu tiên cũng sẽ được xuất khẩu đi Nhật Bản.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, trong tuần qua Thương vụ đã làm việc với các nhà nhập khẩu quả vải để thống nhất thực hiện kế hoạch nhập khoảng 100 tấn vải thiều từ Việt Nam sang các bang Nam Australia và Tây Australia.
Dự kiến tổng sản lượng vải thu hoạch của miền Bắc năm 2021 đạt khoảng 340 nghìn tấn, tăng khoảng 30 nghìn tấn so với năm 2020. Hiện các địa phương Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên đang rốt ráo lên kế hoạch cùng các doanh nghiệp, thương lái và nông dân tiêu thụ trái cây này... Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho 190 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh thu mua vải thiều.
Thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, mới đây đơn vị đã cùng UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tổ chức Hội nghị bàn về các biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2021.