09:16 30/07/2020
Hành trình xuyên Việt của chúng tôi tiếp tục từ Phú Yên hướng tới Nha Trang. Ngôi tháp Nhạn đỏ au dưới ánh bình minh như con mắt trong veo hò hẹn. Một số người Chăm trong xóm núi khuyên chúng tôi bỏ qua đường hầm mới mở mà nên đi theo cung đèo Cả cũ. Bởi những vòng lượn trên độ cao hơn 300 mét sẽ đem lại những cảm giác chênh vênh bất ngờ. Chả thế mới có câu: “Đường vô xứ Vạn, xứ Ninh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
20:46 21/08/2017
Khi đề cập đến “rừng trầm, biển yến” ở khu Nam Trung bộ, rất nhiều người nhắc tới câu ca dao “Khánh Hòa là xứ Trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về”. Trầm hương kết tinh trong cây Dó giữa rừng sâu núi thẳm ở nhiều vùng miền trên đất nước, nhưng thời xa xưa chỉ có Khánh Hòa là nơi kết tụ loại sản vật quý hiếm này nhiều nhất và tốt nhất, nên vùng đất này mệnh danh là xứ Trầm hương.
Nhiều cựu phu trầm kể rằng, truyền thuyết xứ Trầm hương ghi nữ thần Thiên Y A Na (Bà Cô) trấn 4 cây kỳ nam khổng lồ tại 4 ngọn núi thiêng ở 4 hướng đông-tây-nam-bắc. Một trong 4 cây kỳ nam ấy tọa ở núi Hoàng Ngưu thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
12:15 01/03/2015
Từ hàng trăm năm qua, cuộc sống bí ẩn, hành trình bán mạng nơi rừng thiêng nước độc của dân ngậm ngải tìm trầm luôn là điều bí ẩn với người đời. Người ta biết rằng một khi giã từ vợ con quăng mình vào chốn thâm sơn là lúc phu trầm đối mặt với muôn vàn bất trắc, hiểm nguy chết người đến từ các mối họa "hổ vồ, trăn siết, phỉ giết, đá đè".
14:53 24/02/2015
Khi thụ lãm hương trầm, người ta sẽ lắng đọng, những tham sân si lắng xuống nhường chỗ cho tình yêu thương. Từ đây người ta biết quan tâm, biết lắng nghe, sẻ chia và cảm thông đến mọi người, nhất là những người bất hạnh, thua kém mình.