Hơn 3 tháng sau khi nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời, tên ông vẫn được nhắc tới hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên mạng xã hội (dưới nhiều hình thức thể hiện). Nhưng điều đáng buồn là thay vì được nhắc nhớ về những thành tựu của một đời gắn bó với sân khấu cải lương thì ông lại là tâm điểm cho những tranh giành liên quan đến tiền bạc của những người trong gia quyến của mình.
Ngày 26/5, Nhà hát Cải lương Hà Nội gây bất ngờ khi cùng lúc công bố khởi dựng 2 vở cải lương về mảng đề tài rất được quan tâm hiện nay là đề tài lịch sử - vở “Trời Nam” và đề tài giáo dục – vở “Những đứa con oan nghiệt”. Đây là 2 dự án – tác phẩm được quan tâm đầu tư và dồn nhiều tâm huyết của nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ cải lương.
Ai cũng rõ trên sân khấu cải lương thì bản ca vọng cổ luôn là số một và có sức thu hút đặc biệt với khán giả. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác hàng chục nhạc phẩm, trong đó "Dạ cổ hoài lang" được coi là bài ca "Vua" của âm nhạc cải lương. Tác phẩm này như suối nguồn cảm xúc khai sinh ra những câu ca vọng cổ ở miền Nam. Bài hát có số phận long đong như cuộc đời nhạc sĩ.
Mặc dù trời nắng nóng nhưng những ngày này đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam và gần 50 nghệ sĩ của đơn vị vẫn miệt mài trên sàn tập, chuẩn bị cho Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” do Bộ Công an chủ trì tổ chức vào tháng 7/2020.
Hội thi sân khấu cải lương “Hương sắc Cửu Long” khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, lần thứ I năm 2019, do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức.
Tối 13-1, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã diễn ra Chương trình giao lưu, biểu diễn và tôn vinh “100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương”.
"Cải lương đang trong cơn tai biến". Nhận định trên của đạo diễn, NSƯT Trần Minh Ngọc tại tọa đàm "Theo dòng lịch sử sân khấu cải lương" tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vừa qua khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.
Nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018), tối ngày 17-12-2018, tại nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Ban tổ chức các ngày lễ lớn thành phố - Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc chương trình triển lãm và biểu diễn nghệ thuật.
Chiều 13-12, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018).
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật Cải lương được khẳng định xuất hiện từ năm 1918, tính đến nay vừa tròn một thế kỷ (1918 - 2018). Theo một số nhà nghiên cứu, lý luận, Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.
Có sự tham gia của 60 nghệ sĩ tài danh trên cả nước, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” do Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An phối hợp dàn dựng, công diễn nhân dịp 100 năm nghệ thuật Cải lương.
Giới sân khấu Cải lương và người ái mộ bàng hoàng xúc động trước tin NSƯT Ngọc Hương (vợ của soạn giả Thu An), đào chánh Cải lương lừng lẫy một thời đã qua đời vào đêm 30-11-2017, ở tuổi 75.
Việc Ban tổ chức - Ban giám khảo “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2017” trao Huy chương Vàng cho quá nửa số thí sinh tham gia cuộc thi dường như đã khiến cho giải thưởng mất đi sự thiêng liêng vốn có...
Với 25 năm làm phóng viên chuyên mảng kịch trường, có thể nói Thanh Hiệp là một trong số ít nhà báo cựu trào và kiên trì theo dõi lĩnh vực này, dù hiện nay sân khấu kịch sáng đèn không nhiều và sân khấu cải lương thường xuyên tắt ngóm.
Là "cây đại thụ" trong làng cải lương, Sầu nữ Út Bạch Lan từ chối làm đơn xin phong tặng "Nghệ sĩ nhân dân" và cho tới khi bà qua đời, "nhân dân" thiệt luôn coi bà là nghệ sĩ của họ...
Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sinh năm 1917 tại Cần Thơ, gia nhập làng ca cổ khi còn rất trẻ với nghệ danh ẩn dụ Năm Cần Thơ thính giả mộ điệu chỉ thưởng thức qua các đĩa hát các hãng đĩa Pathé, Béka, Asia… mà không ai biết tên thật của nghệ sỹ là gì...
Soạn giả - NSND Viễn Châu là một trong những viên ngọc quý của sân khấu Cải lương Nam Bộ. Ông từng được tôn vinh là "Vua vọng cổ", để lại dấu ấn khó phai trong đời sống văn hóa văn nghệ nước nhà gần một thế kỷ qua.
Sau khi được chuyển thể thành phim và gây “sốt” với khán giả, tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được Gia Bảo, Lê Giang lấy cảm hứng để thể hiện trên sân khấu cải lương.