Nửa thế kỷ bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã khẳng định tinh thần trung hiếu bên Người bằng những chiến công thầm lặng và đầy ý nghĩa.
Nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu không số (28/11/1964 – 28/11/2024), chiều 27/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và tặng quà các nhân chứng lịch sử tàu không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vượt đường Hồ Chí Minh trên biển vào bến Vũng Rô chi viện cho chiến trường Nam Trung bộ - Tây Nguyên.
Hàng năm, khi ngày 10/10 đến gần thì âm hưởng của bài hát “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao lại vang lên. Tôi bỗng nhớ đến những câu chuyện đã được nghe kể về Thủ đô những ngày kháng chiến và kỷ niệm về việc chuyển giao thành phố Hà Nội từ phía Pháp về tay chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.
Ngày 14/12, lễ khai mạc triển lãm “Từ mặt đất đến bầu trời” cùng với nhiều sự kiện hấp dẫn khác về “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã được tổ chức trang trọng tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội.
Dáng người to cao vạm vỡ, giọng nói hào sảng, nhưng bước chân vô cùng nặng nhọc với một bên chân giả, với những vết sẹo in hằn khắp cơ thể, ở tuổi 75, dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Ngọc Loan vẫn là một nhân chứng lịch sử “không lặng im”.
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" phối hợp với NXB Hội Nhà văn và CLB "Trái tim người lính" tổ chức buổi gặp mặt tác giả, nhân chứng lịch sử và ra mắt bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam".
Ngày 29/4, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, chương trình đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” được thực hiện với âm hưởng hào hùng, xúc động và đầy tự hào sẽ phát sóng vào 20h05 ngày 30/4 trên kênh VTV1.
Sáng 29-8, Hội trường Trung đoàn 375 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) chật kín chỗ ngồi. Mọi người đến đây để thưởng thức chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử “Một thời để nhớ”.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Trị, tối 17-6, tại huyện Hướng Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) dự chương trình giao lưu “Nghĩa tình Khe Sanh".
Ngay sau lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến quyết giữ cao điểm, các cựu chiến binh lại đưa nhau lên núi, mang theo hy vọng tìm thấy dấu tích của đồng đội nằm xuống năm nào. Nhiều năm qua, họ đã trở đi trở lại chiến trường xưa như thế.
Ngày 26-3-1968 / 26-3-2018, tròn 50 năm cao điểm 995 - Chư Tan Kra (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) nơi hàng trăm chàng trai Hà Nội đã anh dũng chiến đấu và hy sinh. Chúng tôi xin tái hiện một phần cuộc chiến đấu của những thanh niên Hà Nội ra đi sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 qua lời kể của các nhân chứng lịch sử.
Đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng với cựu binh Phan Văn Hôn (ông Bảy Hôn) - một trong số các chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn trực tiếp tham gia tấn công vào Dinh Độc Lập năm 1968, ký ức của trận đánh như vẫn vẹn nguyên. Ông Bảy Hôn sinh ra và lớn lên tại "đất thép" Củ Chi.
Chiều 18-12, triển lãm chuyên đề “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không” do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Công an nhân dân tổ chức đã khai mạc tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.
Với một đất nước trải qua nhiều biến cố như Việt Nam, có biết bao con người trở thành nhân chứng của lịch sử, là một phần lịch sử. Bạn đọc từng biết loại nhân vật như thế qua nhiều tiểu thuyết lịch sử mà phần lớn họ là những tên tuổi từng được ghi “bảng vàng”…
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Quảng Trị - Ký ức những dòng sông” sẽ diễn ra tối 30-4 tại bờ Nam sông Bến Hải, dưới chân cầu Hiền Lương trong khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt Hiền Lương-Bến Hải.
Đam mê văn chương, hội họa từ thuở nhỏ nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên phải đến ngoài 70 cụ mới có điều kiện thực hiện niềm đam mê của mình. Ngoài 70 tuổi, cụ bắt đầu học máy tính rồi tự mày mò vẽ tranh và sáng tác tiểu thuyết đầu tay của mình. Giờ đây đã 93 tuổi, cụ đã có trong tay một tài sản khổng lồ với gần 2.000 bức tranh, 1 cuốn tiểu thuyết và cụ đang tiếp tục đánh máy tính sáng tác cuốn tiểu thuyết thứ 2, vẫn tự mình lướt web, chơi facebook chứ không hề nhờ sự trợ giúp của một ai.
Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm gặp được những nhân chứng lịch sử - những cán bộ y tế Công an đầu tiên gây dựng nên Bệnh xá Ban An ninh Trung ương (ANTW) Cục: Đại tá - bác sĩ Dương Văn Hiếu (tự Hai Nhỏ), và Trung tá - dược sĩ Hà Quang Trung.
Ngày 24/7, Ban Chỉ đạo tổng kết lịch sử Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị xin ý kiến bản thảo đề tài chính “Tổng kết lịch sử Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết lịch sử Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Ngày 15/5, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học “Công an Đồng Nai 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử, đại diện các ban, ngành trong tỉnh.