Ngày 17/8, Đại tá Huỳnh Cầm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, sau một thời gian xây dựng, Công an tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức khánh thành, bàn giao căn nhà “Mái ấm tình thương” cho bà Ta Pôn Thị Liên, dân tộc Raglai (SN 1970, trú ở thôn Ú, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận).
Nhiều mái ấm đang là ngôi nhà thứ 2 của hàng trăm những em bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng. Dù nỗ lực hàn gắn lại mất mát cho những mảnh đời cơ nhỡ, các mái ấm vẫn cần thêm sự tiếp sức từ cộng đồng, trong đó Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhận bảo trợ 11 mái ấm là một trong những sự đồng hành, chia sẻ yêu thương cụ thể để góp phần hướng các em đến một tương lai tươi sáng hơn.
Ngày 30/12, Công an tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lễ trao tặng "Căn nhà mái ấm tình thương miền biển đảo" cho chị Cao Thị Cầu (SN 1997, trú ở thôn Cầu Gãy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận).
Trong không khí ấm áp đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2021 của đồng bào Khmer, sáng ngày 13/4, Hội Phụ nữ Công an tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương Phường 8, TP Sóc Trăng tổ chức bàn giao “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ Khmer nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Ngày 28/9, Hội Phụ nữ Cục Truyền thông CAND, Cụm thi đua số 4 Phụ nữ Bộ Công an, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Bắc Kạn tổ chức khánh thành “Mái ấm tình thương” điểm trường Cốc Diển, thuộc trường Tiểu học xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Các con của ông đều chạm đời bằng mồ côi và bất hạnh. Trong ngôi nhà chung, ông là một "diễn viên" đóng đến 4 vai. Đã nhiều lần ông gục xuống, muốn buông xuôi bởi kiệt quệ sức lực và tiền bạc...
Công an TP Cần Thơ và Công an TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) vừa bàn giao 2 căn nhà nghĩa tình đồng đội và mái tình thương cho các hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Bằng tình thương và sự đồng cảm với những mảnh đời mồ côi, cơ nhỡ nên khi đến TP Hồ Chí Minh học, anh Trần Phước Lợi đã nhận nuôi hàng chục đứa trẻ mồ côi. Rồi khi về quê sinh sống, số trẻ được anh cưu mang lên đến hơn 20 đứa. Mặc dù còn lắm khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng anh vẫn từng ngày cố gắng làm lụng để chăm lo, nuôi dạy bọn trẻ khôn lớn nên người.
Nhiều người nghĩ, để cưu mang, giúp đỡ được hàng chục trẻ em mồ côi, những mảnh đời bất hạnh, vợ chồng ông Nguyễn Thành Phương (75 tuổi) và bà Trần Thị Kim Quy (65 tuổi, ở thôn Hội Đức, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) phải giàu có lắm. Nhưng thực tế, vợ chồng ông đều là thương binh, hằng ngày ông sửa xe đạp để kiếm sống.
Chủ nhiệm Mái ấm Camelo - nơi nuôi dưỡng nhiều cụ già đơn chiếc không nơi nương tựa là bà giáo già Trần Thị Kính. Năm 1993, thương những cụ già tứ cố vô thân sống lay lắt nơi đầu đường xó chợ với nhiều bệnh tật, lở loét, bà Kính đã đưa một số cụ về chăm lo như thể họ là đấng sinh thành của chính mình. Về sau, để có điều kiện tiếp nhận, chăm lo cho các cụ, bà Kính đã bán nhà, bán sạch mọi thứ và mua đất lập Mái ấm!
Ông là Nguyễn Trung Chắt, SN 1952, trú tại thôn Phú Cường, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên. Chúng tôi tìm đến Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu đúng vào lúc những đứa trẻ vừa đi tựu trường về. Đứa lớn dắt đứa bé rồi khoanh tay lễ phép chào ông Chắt.
Ngày 18/8/2016, Hội phụ nữ Bộ Công an, Hội phụ nữ Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Công an huyện Anh Sơn tổ chức trao số tiền ủng hộ cho gia đình chị Đặng Thị Thanh Thủy là lao động hợp đồng làm công tác cấp dưỡng tại Công an huyện Anh Sơn.
Tiếng là “mẹ”, nhưng họ chẳng phải người mang nặng đẻ đau hay có chút ràng buộc ruột rà máu mủ gì với những đứa con của mình. Nhưng lạ kỳ thay, nói như Thượng Tọa Thích Thiện Chiếu, tình yêu thương mà họ dành cho những đứa con lành lặn lẫn tật nguyền của mình sâu rộng như biển trời. Trong khi đấng sinh thành lạnh lùng ruồng rẫy vứt bỏ thì họ, lặng lẽ ôm bọn trẻ vào lòng sưởi ấm, chăm bẵm từng miếng ăn giấc ngủ cho các em.
Chỉ 2 năm nữa là chạm tuổi 80, tuổi già của má Mười vẫn là nỗi day dứt về tương lai, số phận cho đàn con côi cút tật nguyền “nhiều hơn cả số con của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ”. Phần lớn trong số 120 đứa con của má là những đứa trẻ bị ruồng rẫy, bỏ rơi.
Tháng 6-2016, chúng tôi có mặt tại chùa Thái Ân (Thanh Oai, Hà Nội) và mục sở thị biết bao vất vả, nhọc nhằn của sư thầy khi một mình nuôi nấng, chăm sóc 6 đứa trẻ sơ sinh bị vứt nơi cửa chùa. Ít hôm sau, một độc giả cung cấp cho chúng tôi thông tin tại một ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam còn có đến 9 sinh linh bị cha mẹ ruồng bỏ, đang được sư thầy nuôi nấng. Vậy là chúng tôi tiếp tục lên đường…
Ngày 18/8, Hội phụ nữ Công an tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm tình thương” cho chị Ngô Thị Sia ở xóm Liên Phương, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.
Những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, ở Đà Nẵng tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống nơi nhà ga, bến phà, chợ cá, công viên, rạp chiếu bóng… trở thành một vấn nạn của xã hội. Trước thực trạng này, một vài người có tấm lòng với trẻ em đã cùng nhau lập nên Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố Quảng Nam - Đà Nẵng…