Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, lưng đã còng nhưng đôi chân của bà giáo Nguyễn Thị Ba Hằng ngày vẫn rong ruổi khắp các con đường ở TP Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, bán từng tờ vé số để kiếm tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương. Động lực cháy bỏng duy nhất của bà giáo là làm sao để những đứa trẻ, những mảnh đời cơ cực có cơ hội học chữ, đổi đời...
Hơn 10 năm qua, lớp học tình thương của cô Lê Thị Hòa tại chùa Hương Lan (thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của những đứa trẻ khuyết tật, kém may mắn. Nơi ấy không rộn rã tiếng trống trường nhưng tràn ngập tình thầy trò. Nơi ấy đã khiến những đứa trẻ khuyết tật biết yêu thương và biết nói lời cảm ơn “mẹ Hòa” vì đã tái sinh cuộc đời chúng.
Thuốc sát trùng, tiếng khóc và những khuôn mặt buồn bã, mệt mỏi là những gì mà người khác ấn tượng về Khoa Nhi của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, nơi những em nhỏ mắc căn bệnh ung thư đang từng ngày chống chọi với bệnh tật. Nhưng với chúng tôi, điều ấn tượng nhất lại chính là nụ cười, đôi mắt chất chứa đầy hy vọng của các em khi tham gia “Lớp học hạnh phúc”, nơi các em có thể quên đi nỗi đau của dây truyền và thuốc tiêm sau mỗi đợt xạ trị.
Có một lớp học đặc biệt giành cho bệnh nhi ung thư vừa được khai giảng vào đúng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 mang tên “Lớp học Hạnh phúc” tại Bệnh viện K Trung ương.
Dưới tiết trời nắng nóng tháng 5, chúng tôi đến thăm lớp học “đặc biệt” của ông Ngô Tùng Bích (78 tuổi) ở ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp (Bình Phước).
Từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, bà Nguyễn Thị Côi (75 tuổi, quận Hoàng Mai) đều đặn đứng lớp. Không một đồng thù lao, thậm chí bà còn phải bỏ tiền mua sách vở cho nhiều học sinh, nhưng gần 20 năm qua bà vẫn cố gắng duy trì lớp học. Lớp học ấy được gọi là “Lớp học linh hoạt”.
Khi cất tiếng khóc chào đời, Nguyễn Văn Hùng (Nam Đàn, Nghệ An) bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế rồi căn bệnh thiếu hoóc môn sinh trưởng khiến anh chẳng thể lớn như người bình thường, gần 30 tuổi chỉ cao 1,14m, nặng 17kg.
Với tinh thần “học không có tuổi”, “học để cho con cháu noi theo”, “học để không lãng phí văn hóa cha ông”, lớp học đặc biệt ở Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã ra đời.
Rời lớp học, chúng tôi vẫn nghe văng vẳng giọng đồng thanh của các phạm nhân: “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được thần tiên độ trì…”. Có thể thấy, công tác giáo dục, xoá mù chữ là một điểm sáng ở Trại giam Tân Lập, giúp việc giáo dục, cải tạo phạm nhân có những bước tiến bộ hơn, làm cho phạm nhân yên tâm cải tạo, hoàn lương trở về với đời thường...
Hình ảnh cái lớp học nhỏ bé nơi vùng biên ải xa xăm của Tổ quốc khiến những ai sống và đến đó chứng kiến sẽ thấy lòng mình ấm áp hơn, bao dung hơn với cuộc đời, với mọi người. Và khi nghĩ về tương lai của các em ở đây, chúng tôi thêm tin tưởng vào sự tươi sáng của nó. Vùng biên ải xa xôi của Tổ quốc như chợt gần hơn, ấm áp hơn.
Là giáo viên mầm non, nhưng bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết, cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền (37 tuổi, ở thôn Phương Diên, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã đứng ra mở lớp dạy chữ miễn phí với mong muốn xóa mù chữ cho bà con ngư dân miền biển quê mình…
Mỗi sáng thứ 5 hàng tuần, tại khuôn viên đình làng Trung Kính Thượng (Hà Nội) lại rôm rả tiếng cười, tiếng nói chuyện. Ở đó, có một lớp học kì lạ bởi ngoài sách, vở, bút thì những người đến học còn mang theo cả... kính lúp và kính lão, lại có những người thầy gù lưng, chống gậy để tới lớp giảng bài...
Đều đặn vào mỗi chiều thứ 3, thứ 6 hằng tuần, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương lại diễn ra một lớp học đặc biệt. Học sinh tham gia lớp học này là những em tự kỷ, bại não, khuyết tật vận động, suy nhược cơ… Giáo viên là những sinh viên của nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Mật khu R – Căn cứ địa cách mạng chiến khu Bắc Tây Ninh (Trung ương Cục miền Nam) không chỉ là nỗi ám ảnh của kẻ thù trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với hàng vạn đoàn viên thanh niên ngày ấy, đây còn là trường học đặc biệt rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nhân cách.
Nằm trong con ngõ nhỏ của phố Trương Định, lớp học đặc biệt ấy từ lâu đã là điểm đến của nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật hoặc cá biệt. Bà giáo năm nay đã ngoài 70 nhưng suốt 20 năm qua vẫn miệt mài đi khắp Thủ đô để gom nhặt những học sinh đặc biệt về dạy chữ, dạy cách làm người cho chúng. Dù trời nắng hay mưa nhưng chẳng lúc nào lớp học ấy ngớt tiếng cô trò ê a đọc chữ.