Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng đưa ra những cảnh báo về nguy cơ lạm phát hay căng thẳng thương mại có thể xảy đến trong ngắn hạn.
Aljazeera ngày 7/8 đưa tin, liên quan đến vụ một tàu kéo của Ai Cập bị chìm sau khi va chạm với tàu chở khí đốt hóa lỏng (LPG) treo cờ Hong Kong (Trung Quốc) trên kênh đào Suez, các nhà chức trách thông báo đã tìm thấy thi thể của thuỷ thủ mất tích.
Một tàu chở dầu cỡ lớn mắc cạn do sự cố với hệ thống điều hướng khi đang di chuyển qua kênh đào Suez, khiến giao thông qua tuyến hàng hải quan trọng này bị tắc nghẽn một quãng thời gian.
The Guardian ngày 5/7 dẫn thông báo từ Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) cho biết, SCA sẽ ký thỏa thuận dàn xếp với chủ sở hữu tàu Ever Given vào ngày 7/7 tới để phóng thích con tàu này.
Tờ Wall Street Journal ngày 1/6 (giờ Việt Nam) dẫn thông tin từ giới chức Ai Cập cho biết, sau hơn hai tháng điều tra, nước này đã đưa ra cáo buộc cụ thể đối với người phải chịu trách nhiệm về việc siêu tàu Ever Given mắc cạn, khiến kênh đào Suez tê liệt hồi cuối tháng 3/2021.
Hàng chục ngàn container trên siêu tàu Ever Given chứa các hàng hóa như giấy vệ sinh, cafe hay đồ nội thất vẫn đang mắc kẹt tại Ai Cập, do siêu tàu này hiện bị giữ vì chưa bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của Cairo.
Một con tàu khổng lồ mắc cạn, cả guồng máy thương mại toàn cầu nghẹt thở. Không cần phải diễn giải quá nhiều, ai cũng có thể hình dung ra tính chất "yết hầu" của kênh đào Suez.
Ai Cập vẫn đang đàm phán về khoản bồi thường bắt nguồn từ các hoạt động giải phóng con tàu container khổng lồ mắc cạn ở kênh đào Suez trong gần một tuần làm chao đảo thị trường hàng hóa toàn cầu.
Một con tàu do Nhật Bản sở hữu, được vận hành từ Đài Loan, đăng ký giấy phép ở Panama, do một công ty Đức chịu trách nhiệm về máy móc, vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đại lục sang một cảng ở Hà Lan, rồi bị mắc kẹt trong một kênh đào thuộc chủ quyền Ai Cập. Bạn thấy gì trong sự cố siêu tàu Ever Given kẹt tại kênh đào Suez, siêu tàu nằm trong top 1% những con tàu lớn nhất thế giới, dài 400 mét, rộng 59 mét, mà nếu dựng thẳng lên thì cao hơn cả tháp Eiffel?
Tuần trước, Ever Given - tàu chở hàng lớn nhất thế giới - đã mắc kẹt, chắn ngang Kênh đào Suez, khiến giao thông tại một trong những huyết mạch toàn cầu tắc nghẽn tới gần một tuần, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế thế giới. Điều vốn chỉ được xem như một trò đùa đã cho thấy rõ những rủi ro của sự lệ thuộc và mong manh của nền kinh tế này.
Sự cố siêu tàu Ever Given bất ngờ bị mắc kẹt ở kênh đào Suez 6 ngày 6 đêm mới được giải cứu, dẫn tới việc hàng trăm tàu bị dồn ứ ở hạ và thượng lưu tuyến huyết mạch đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị tác động, đồng thời làm cho người ta phải đánh giá lại ý nghĩa chiến lược địa chính trị của kênh đào này. Sự cố này rõ ràng đã ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai chiến lược, bố trí lực lượng của Mỹ ở Trung Đông.
The Guardian ngày 10/4 (giờ Việt Nam) cho biết, Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) đã thông báo về điều kiện thả siêu tàu hàng Ever Given sau sự cố chắn ngang kênh đào Suez, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến giao thương hàng hải huyết mạch này và nền kinh tế thế giới.
Bloomberg ngày 7/4 dẫn thông tin từ Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) cho biết, tuyến hàng hải huyết mạch này "suýt tắc" một lần nữa khi tàu chở dầu Rumford chết máy ở một đoạn kênh hẹp.
Đài Loan (Trung Quốc) hứng chịu tai nạn đường sắt thảm khốc nhất 7 thập kỷ, Đồi Capitol giữa thủ đô nước Mỹ bị tấn công và tình hình căng thẳng ở Myanmar là những tin tức được chú ý tuần qua.
Business Insider ngày 2/4 đưa tin, sau sự cố mắc cạn tại kênh đào Suez, chủ sở hữu của siêu tàu hàng Ever Given đã khởi kiện tập đoàn hàng hải vận hành con tàu này.
Hôm 30/3 (giờ địa phương), Tổng thống Ai Cập đã trực tiếp thị sát Ismailia - nơi đặt trụ sở của Cơ quan quản lý kênh đào Suez. Động thái này diễn ra sau khi siêu tàu hàng Ever Given được giải cứu thành công.
Các chuyên gia ngày 30/3 đã lên con tàu container Ever Given, 6 ngày sau khi tàu này mắc kẹt ở kênh đào Suez, để điều tra nguyên nhân của vụ việc gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành vận tải biển toàn cầu.
Trong tuyên bố mới nhất đưa ra tối 29/3, Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) khẳng định, hoạt động giao thông qua kênh đào Suez, Ai Cập đã được nối lại, sau khi siêu tàu Ever Given được giải cứu thành công.
Truyền thông Ai Cập ngày 29/3 đưa tin, siêu tàu hàng MV Ever Given của hãng EverGreen đã nổi trở lại sau gần một tuần mắc cạn, chắn ngang kênh đào Suez.
Mặc dù Ever Given đã hơi “nhúc nhích”, nhưng chưa rõ tới khi nào dòng chảy thương mại hàng hải thế giới đi qua Kênh đào Suez mới có thể lưu thông. Vụ việc này được đánh giá là có thể khiến hoạt động giao thương toàn cầu rơi vào kịch bản tồi tệ.