“Con đường cách mạng lắm phong ba. Vững chắc tay chèo, ắt vượt qua. Tập thể quanh mình là sức mạnh. Hướng về Bác - Đảng - ngọn đèn pha”. Những câu thơ này được bà Trần Thị Hòa (tên thân mật là cô Ba Hòa) trở về từ khói lửa chiến tranh, mang trên mình những dấu tích của những ngày tháng đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, luôn tâm niệm trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình cho đến ngày hôm nay.
Chiến thắng Hiệp Hòa chứng minh tính đúng đắn của chủ trương và quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Long An; là kết quả chiến đấu dũng cảm của CBCS Long An.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, hầu hết mọi người đều sử dụng một hoặc nhiều tên giả, để giữ bí mật tung tích, gọi là bí danh. Anh hùng LLVTND Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an cũng có khá nhiều bí danh, song cái tên Nguyễn Tài - Tư Trọng sau này được ông sử dụng chính thức… Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và Ngày truyền thống lực lượng CAND, Chuyên đề ANTG Cuối tháng trân trọng giới thiệu bài viết của chị Nguyễn Ngọc Đoan, thứ nữ của đồng chí Nguyễn Tài, với những hồi ức về người cha thân yêu, cũng là một trong những vị lãnh đạo tiền bối của lực lượng CAND.
Đề tài truyền thống (lịch sử, cách mạng, chiến tranh) đang phục hưng trên văn đàn những năm gần đây. Đặc biệt đáng quan tâm khi nhà văn đang cố gắng kéo lịch sử lại gần hơn với người đọc để nhằm tìm những câu trả lời quan trọng cho hiện tại.
Không chỉ nhân dân địa phương mà cả nước vô cùng thương tiếc, cảm phục trước hành động anh hùng của tập thể Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ vào sáng 12/11/1945. Những năm 1945-1946 ở Hà Tĩnh, Hà Nội, Sài Gòn… đã có những đường phố, trường học, chợ... được đặt tên các chiến sĩ yêu nước tham gia hoạt động cách mạng như: Lê Bình, Nhật Tảo, Trần Chiên…
Đó là bà Vũ Thị Hoa, nguyên cán bộ Công an TP Hải Phòng (còn có tên là Phạm Thị Hồng, Trần Thị Hoa). Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, bà đã tình nguyện tham gia hoạt động cách mạng, năm 1947 bà làm giao thông viên Ban Điệp báo Ty Công an Hải Phòng…
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo lời mời của đồng chí Triệu Khắc Chí, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 6 Việt Nam - Trung Quốc, sáng ngày 14-10, Đoàn đại biểu cấp biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa XHCN Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã xây dựng kế hoạch có bí số “NG6” nhằm bóc gỡ, xử lý mạng lưới nội gián do địch (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ - CIA - và các tổ chức đặc biệt của chính quyền Sài Gòn) xây dựng để phục vụ âm mưu chiến lược lâu dài chống Việt Nam.
Nhà văn Đoàn Giỏi sinh năm 1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và cũng bắt đầu viết văn từ đấy. Thuở nhỏ ông học họa ở Trường Mỹ thuật Gia Định - Sài Gòn nhưng văn chương mới là cái đích của ông.
14 năm hoạt động (từ 1961-1975), trên các chuyến đi “xẻ dọc Biển Đông” của những con tàu không số, không chỉ có vũ khí mà còn có hàng ngàn vị khách của Trung ương và các bộ vào công tác tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng Bí thư Trường Chinh, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lý luận tài năng, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương sáng về tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Ủy Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã từ trần ngày 9/7/2016, hưởng thọ 91 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Cúc (SN 1937, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) là chủ nhiệm hợp tác xã Ba Nhất chuyên sản xuất mây tre lá. Ấy vậy mà bà Cúc lại được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phong “tướng” sau lần gặp đầu tiên. Không những thế, sau lần gặp này, giữa vị Đại tướng của dân tộc và bà Cúc lại có những lần gặp gỡ sau đó.
Minh Vân (tên đầy đủ Đào Thị Minh Vân) là một tác giả đặc biệt với một thân phận đặc biệt. Mẹ đẻ mất trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, khi chị chỉ mới hơn một tuổi. Cha chị, nhà tình báo anh hùng Đào Phúc Lộc, tức Hoàng Minh Đạo, tức Năm Thu, Năm Đời… đã gửi cô con gái bé bỏng lại hậu phương chỉ sau đó vài ngày để rồi mãi mãi ra đi theo tiếng gọi của non sông. Gọi tác giả đặc biệt là bởi chị không phải là người viết chuyên nghiệp, nhưng lại viết sách về cuộc đời mình.