Sầu riêng loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng của tỉnh Tiền Giang, địa phương có diện tích trồng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Toàn tỉnh Tiền Giang có trên 22.000ha sầu riêng, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, thị xã Cai Lậy... với sản lượng mỗi năm khoảng 440.000 tấn quả.
Nằm ở địa phận tiếp giáp giữa ba tỉnh Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk, Ninh Sơn là một xã phía Tây Bắc thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) và cũng là điểm cuối cùng trên tuyến tỉnh lộ 7 kết nối vùng biển với đồng bằng, miền núi Ninh Hòa.
Câu chuyện “giải cứu” nông sản ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “nóng” lên khi dịch COVID-19 bùng phát. Thị trường tiêu thụ trong nước trì trệ, gãy đoạn, còn xuất khẩu thì “trăm bề khó”. Nhưng thực tế, xâu chuỗi lại, “đầu ra” nông sản không chỉ là bài toán khó trong tình huống dịch bệnh, mà ngay cả các vụ mùa trong năm, nông dân ĐBSCL ám ảnh với điệp khúc “được mùa, rớt giá”…
Hơn một tháng qua, dịch COVID-19 bùng phát trở lại, nông dân lao đao, khốn đốn vì không thể “giải phóng” được nông sản. Những cánh đồng củ cải, cà rốt, cà chua... phơi mình giữa giá rét âm u trong mùa thu hoạch. “Giải cứu nông sản” một lần nữa trở thành phong trào, mọi người từ khắp vùng miền nô nức hưởng ứng. Lợi dụng cơ hội này, không ít chuyến xe buôn cũng nhộn nhịp đưa hàng nông sản gắn mác “giải cứu” đi dọc dài đất nước, nhập nhoạng giá thành, chất lượng và nguồn gốc.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân vùng dịch, Sở Công Thương Hà Nội đã ra văn bản tìm cách tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn nông sản còn tồn đọng tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Để hỗ trợ nông dân Hải Dương tiêu thụ sản phẩm bị ứ đọng do dịch bệnh COVID-19, người dân Thủ đô Hà Nội đã cùng nhau “giải cứu” rau xanh như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ… nhằm giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, địa phương này đang tồn khoảng 10.000 tấn cà rốt và 3.000 tấn rau đang bảo quản trong kho mát, chưa kể 30.700 tấn cà rốt và 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch...
Để giải bài toán "được mùa, mất giá" và "giải cứu nông sản", Bộ Công Thương và các địa phương đã tổ chức rất nhiều hội thảo nhằm tìm giải pháp thích hợp cho đầu ra của nông sản.
Nhằm hỗ trợ nông dân Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do tình hình xuất khẩu đình trệ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Taiwan Excellence đã hỗ trợ thu mua hoa quả cứu trợ và có buổi trao tặng phần hoa quả nghĩa tình này cho các trẻ em hoàn cảnh của Làng trẻ em SOS Hà Nội hôm 3-3.
Hôm 13-2, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Hàn Quốc và kiều bào Hàn Quốc tại Việt Nam đã chung tay cùng người nông dân Việt Nam giải cứu hoa quả tươi trước cơn bão dịch bệnh Covid-19. Trước đó, Đại sứ quán Kuwait tại Việt Nam và Đại sứ quán Qatar tại Việt Nam cũng đã mua dưa hấu về phát miễn phí cho mọi người.
Sáng 5/2, UBND tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp với một số tỉnh, TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, nhà kho nhằm tìm giải pháp tiêu thụ thanh long do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sáng 6-11, ĐBQH Ngô Thanh Danh (Đắk Nông) hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì để phục hồi hay là chuyển đổi cây trồng vật nuôi, để tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Như hiện nay cây tiêu ở Tây Nguyên thì mất cả mùa, mất cả giá và cây cà phê thì mất giá kéo dài.
Tin tốt lành: Cuối cùng thì sau khoảng 10 ngày kêu gọi, gần 5.000 tấn dưa hấu của nông dân 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã được "giải cứu" thành công. Cái kết rất hậu. Nghĩa cử rất đẹp. Nhưng vẫn còn đau đáu câu hỏi: Bao giờ thì thôi giải cứu dưa hấu?
Mới đầu năm 2018, nhưng thị trường đã chứng kiến hàng loạt cuộc “giải cứu” nông sản dư thừa, phải đổ bỏ, nông dân thua lỗ. Rồi tới đây, thị trường và người tiêu dùng sẽ còn phải tham gia “giải cứu” những gì? Và, một nền sản xuất còn dựa vào những giải pháp mang tính tình thế, “giải cứu” thì liệu có thể phát triển bền vững, cạnh tranh với nông sản “ngoại”?
Từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường trong nước đã và đang tham gia giải cứu hàng chục đợt đối với nông sản trong nước. Từ chuối Đồng Nai, dưa hấu Quảng Ngãi tới thịt lợn, trứng gia cầm, bí đỏ…
Thảo luận tại hội trường ngày 9-6 về báo cáo bổ sung tình hình thực hiện kết quả kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch năm 2017, một số đại biểu bày tỏ lo lắng về các chiến dịch “giải cứu” nông sản liên tiếp tái diễn thời gian gần đây và điệp khúc “được mùa rớt giá” đã hàng chục năm nay vẫn luôn thời sự.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, vải thiều ở Hải Dương và Bắc Giang sau nhiều năm trầy trật chinh phục thị trường, nay đã có tin vui khi bước đầu thành công trong việc chinh phục được thị trường xuất khẩu khó tính như Úc, Mỹ... và từng bước khai thác tiếp các thị trường tiềm năng. Tại thị trường nội địa, vải thiều cũng được tiêu thụ ngày càng mạnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, để “giải cứu” các mặt hàng nông sản khác, có thể nhìn vào sự thành công của trái vải thiều?