Một trong những lý do làm người đọc cảm nhận ngôn ngữ trong "Truyện Kiều" đẫm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ, tục ngữ.
Một trong những lý do làm người đọc cảm nhận ngôn ngữ trong "Truyện Kiều" đẫm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ, tục ngữ.
Ngữ pháp quen thuộc của chúng ta thường theo thứ tự chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, còn các thành phần khác có thể đứng trước hoặc sau câu. Trong nhiều trường hợp, Nguyễn Du không tuân thủ thứ tự đó, để bảo đảm vần điệu cho câu thơ. Có khi sự hoán vị này không làm khó người đọc khi tìm hiểu câu thơ, vì như câu: “Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Cùng là thơ lục bát, nhưng có bài nghe êm dịu, có bài lại trúc trắc, khó đọc. Nguyên nhân ngoài vần ra, còn do điệu, tức là thanh trắc và thanh bằng của các chữ trong câu quyết định điều đó.
Lấy cảm hứng từ “"Truyện Kiều"” của Nguyễn Du, vở cải lương thể nghiệm “Đợi Kiều” vừa được công diễn tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP Hồ Chí Minh cho thấy một thế hệ trẻ có khuynh hướng tìm kiếm những vẻ đẹp mới từ kho tàng nghệ thuật của cha ông. Thân phận Thúy Kiều nối mạch cảm hứng sáng tạo trên sàn diễn hiện đại, thực sự gợi mở cho nhiều thao thức của nghệ sĩ và công chúng.
Mang đậm chủ nghĩa “Nữ quyền sinh thái”, vở “Đợi Kiều” hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ bởi tính thể nghiệm đột phá từ hình thức trình tấu cho đến phần âm nhạc. Ở đó, cả “Truyện Kiều” lẫn cải lương đều rất “trẻ”, rất gần với hơi thở đương đại.
Ngày 14/4, 24 bức tranh được họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ trên cảm hứng từ Truyện Kiều cùng cuốn Truyện Kiều đặc biệt gồm 24 tranh của Lê Thiết Cương và toàn bộ nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du in năm 1925 chính thức ra mắt tại Hà Nội.
“Truyện Kiều” – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một cái tên quen thuộc với người Việt suốt hơn 200 năm qua. Cũng trong hai thế kỷ qua, đã có hàng ngàn công trình lớn nhỏ, từ chuyên luận cho tới các bài viết bàn về đủ các góc cạnh của “Truyện Kiều”. Thế nhưng, với những người say mê tác phẩm kinh điển này, Truyện Kiều vẫn tiếp tục là một miền đất hứa hẹn những khai phá mới, những điểm nhìn mới.
“Truyện Kiều” của Cụ Nguyễn Du kết tinh văn hóa Việt, điều này đúng ở cả phương diện ngôn từ. Chỉ một đơn vị chữ “sân” mà được nhắc tới 23 lần, một trong những hình tượng xuất hiện nhiều nhất. Đối chiếu với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân thì hầu như nó vắng bóng.