Hàn Quốc sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 3/6 tới để chọn ra người kế nhiệm ông Yoon Suk-yeol, người vừa bị phế truất tuần trước.
Hàn Quốc sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 3/6 tới để chọn ra người kế nhiệm ông Yoon Suk-yeol, người vừa bị phế truất tuần trước.
Chiều 8/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã rời trại giam Uiwang sau 52 ngày bị bắt giữ với cáo buộc kích động nổi loạn. Cánh cửa phía sau khép lại cũng là lúc ông Yoon Suk-yeol mừng vui, xúc động vẫy chào những người ủng hộ. Và trong những lời chia sẻ đầu tiên với truyền thông nước này khi được trả tự do, ông đã kể về quãng thời gian ở trong trại giam.
Nhóm luật sư bào chữa cho Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nộp đơn yêu cầu tòa án hủy lệnh bắt giữ ông, nhưng đề nghị này đã bị tòa án bác bỏ.
Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Nghị quyết luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận trong tổng số 300 nghị sĩ có mặt.
Có lẽ, vào thời điểm bài báo này lên khuôn, cũng vẫn còn là quá sớm để đưa ra những nhận định chắc chắn về tương lai gần của chính trường Hàn Quốc, sau một cơn biến động mà ban đầu có vẻ như sẽ tạo nên và để lại những hậu quả ghê gớm. Tuy nhiên, với những gì đã và đang diễn ra, nhiều khả năng cuộc khủng hoảng này cũng sẽ không đủ sức mạnh đẩy chệch Seoul khỏi các quỹ đạo quan trọng nhất.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật dẫn đến tình trạng rối loạn chính trị tại xứ sở kim chi, khiến người dân phẫn nộ đòi ông từ chức. Cảnh sát đang điều tra và phe đối lập đang tiến hành quy trình luận tội ông vì quyết định được mô tả là “sai lầm” này.
Phiên bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol tại quốc hội Hàn Quốc bị đình trệ vì các thành viên đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền rời hội trường.
Chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng, hai nền kinh tế lớn của châu Á và châu Âu đều rơi vào tình trạng bất ổn chính trị chưa từng có. Tại Hàn Quốc, Tổng thống đối diện nguy cơ luận tội sau lệnh thiết quân luật chớp nhoáng. Tại Pháp, chính phủ sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng. Diễn biến bất ổn của hai quốc gia có thể tác động trực diện tới kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3/12 đã tuyên bố thiết quân luật trong một bài phát biểu không báo trước được phát trực tiếp trên kênh truyền hình YTN, tuyên bố ông sẽ xóa sổ “các thế lực chống nhà nước ủng hộ Triều Tiên”, Reuters đưa tin.
Ngày 15/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ngài Chang Ho-jin, Cố vấn đặc biệt về Ngoại giao, An ninh của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Ngày 10/4, người dân Hàn Quốc đã đi bỏ phiếu để bầu thành viên Quốc hội. Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của Tổng thống Yoon Suk Yeol không giành được đa số ghế, mất 6 ghế, khiến số ghế của họ trong Quốc hội giảm từ 114 xuống còn 108 ghế, trong khi đảng đối lập DP và đồng minh giành được thêm 30 ghế, giúp số ghế của họ tăng từ 157 lên thành 187 ghế.
Chiều 23/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần này được kỳ vọng sẽ mở ra một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của quan hệ hai nước.
Cho dù còn có nhiều tranh cãi, song nếu so với mục tiêu ban đầu mà Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đưa ra, có thể thấy chuyến công du của Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Nhật Bản sau gần 3 năm.
Trong bài phát biểu tại họp báo nhân 100 ngày lên nắm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có cam kết hỗ trợ Triều Tiên nếu nước này từ bỏ chương trình hạt nhân cũng như những kế hoạch đầy tham vọng khác của Seoul.
Trong bầu không khí thân mật và hữu nghị, lãnh đạo hai nước đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc hội đàm cấp cao, nhất là vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thách thức trực tiếp đối với tổng thống mới đắc cử Yoon Suk-yeol xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề lớn còn tồn đọng dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae-in và những cam kết tranh cử tham vọng.
Cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên hàng đầu vào ghế Tổng thống Hàn Quốc là Yoon Suk-yeol và Lee Jae-myung đã chứng kiến mức độ hùng biện độc hại chưa từng có cùng những vụ kiện tụng và các vụ kiện cáo. Theo kết quả thăm dò dư luận do Realmeter tiến hành, ứng cử viên Yoon Suk-yeol với 46,3% ủng hộ, đang dẫn trước đối thủ chính Lee Jae-myung (43,1%); vị trí thứ 3 là Ahn Cheol-soo với 6,7%, tiếp theo là Sim Sang-jeung với 1,9%
Giấy phép hoạt động báo chí số 08/GP-BTTTT, cấp ngày: 05/01/2021 của Bộ thông tin & Truyền thông
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải
Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Thượng tá Phan Đăng Trường
Trụ sở Tòa soạn: Số 2A Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8222157 (máy lẻ 701).
Hotline: 0971.011944 - Email: candonline@gmail.com
Phát hành: 0944.634669
Quảng cáo: 0985.696305
Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh:
Số 6, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3
0283.8241917
Văn phòng Thường trú tại Đà Nẵng:
Số 56 Lý Tự Trọng, Q.Hải Châu.
0236.3886594
Văn phòng Thường trú tại ĐBSCL:
Số 111 Trần Văn Hoài, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
0292.6250660
Văn phòng Thường trú Hải Phòng:
Số 16 Lê Đại Hành, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
0912.113521
Văn phòng Thường trú tại Tây Nguyên:
Số 61 Lê Thánh Tông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
0934.738664